Tìm hiểu về Google Searchbox

Google Search Box là cửa sổ tìm kiếm của Google. Chúng ta thường chỉ dùng để tìm kiếm những gì mình cần. Nhưng nếu quan sát kỹ, Google Search Box còn là công cụ gợi ý Keyword rất hiệu quả. Các SEOer chắc cũng không xa lạ gì với Google Search Box, vì nó được xếp vào danh sách các công cụ phân tích keyword. Google Search Box là cửa sổ tìm kiếm của Google. Chúng ta thường chỉ dùng nó để tìm kiếm những gì mình cần.

Thủ thuật index bài viết mới kinh điển

Website bạn hoạt động lâu rồi, bạn viết bài mới hay cập nhật thêm các thông tin mới nhưng phải mất một thời gian khá lâu bài viết hay thông tin đó mới được update, index trên Google ? Website của bạn mới, độ Trust thấp, index chậm…Bạn muốn các bài viết của mình được index nhanh hơn, website có độ Trust cao ( độ tin tưởng, uy tín ) ?

Tác dụng của nút G+ - Google plus

Như các bạn làm SEO hầu hết đều biết đến nút G+, tuy nhiên khong phải ai cũng biết và hiểu chi tiết những tác dụng to lớn của nó, trong phần này tôi sẽ chia sẻ với bạn tác dụng của nút chia sẻ trực tuyến Google +1. Nút chia sẻ trực tuyến Google +1 dành cho các Webmaster nhúng vào website của mình để người sử dụng thuận tiện hơn trong việc chia sẻ những nội dung hay và bổ ích trên Internet thông qua tài khoản của Google.

Qui trình, cách thức xây dựng hệ thống backlink

SEO không chỉ là tối ưu hóa cấu trúc nội dung trên website (On-Page SEO) mà còn một công việc khác cũng rất quan trọng và được giới làm SEO rất quan tâm đó là SEO Off-Page, tức là làm các công việc ở bên ngoài website để cải thiện thứ hạng (Pagerank) cho website, cụ thể là phương phương pháp xây dựng liên kết (baclinks building).

Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong binh pháp Tôn Tử có viết “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”. Quả đúng như vậy, SEO không đơn giản chỉ là kỹ thuật, SEO là một cuộc chiến thực sự. Thế nhưng, đa số SEOer chúng ta đều bỏ qua bước nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình. Vì thế, đôi lúc SEO mà chúng ta không biết phải làm những gì, làm thế nào để vượt qua các đối thủ và không ước lượng được bao giờ thì lên TOP. Bằng việc sử dụng một vài công cụ miễn phí, tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số bước phân tích cơ bản để đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong top 10. Tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có sự định hướng rõ ràng hơn trong các chiến dịch SEO của mình, cũng mong sẽ nhận được nhiều đóng góp của bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.

Tối ưu trang 404 thân thiện

Lỗi 404 là gì?
Trang 404 là trang người dùng nhìn thấy khi họ truy cập trang không tồn tại trên trang web của bạn (vì họ đã nhấp vào liên kết bị hỏng, trang đã bị xoá, hoặc họ đã nhập sai URL ví dụ: http://hoc-seogiare.blogspot.com/).  Trang 404 được gọi như vậy vì khi phản hồi yêu cầu trang bị thiếu, máy chủ web gửi lại mã trạng thái HTTP 404 để cho biết rằng không tìm thấy trang. Dù trang 404 chuẩn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào ISP của bạn nhưng nó thường không cung cấp cho người dùng bất kỳ thông tin hữu ích nào và hầu hết người dùng có thể ra khỏi trang web của bạn.

Cơ chế hoạt động của bộ máy tìm kiếm google

Để SEO website lên TOP cần có rất nhiều yếu tố kỹ thuật, con người, tài chính...tuy nhiên việc thấu hiểu cơ chế tìm kiếm của google là điều thực sự cần thiết cho bất kỳ bạn nào muốn tìm hiểu về SEO. Chúng ta phải hiểu Google hoạt động như thế nào? Tại làm sao Google lại có thể trả về kết quả khi ta search một keyword nào đó? Và đặt ra câu hỏi trong số những thuật toán loằng ngoằng của Google đưa ra chắc hẳn sẽ phải có những bảo mật nhất định.. vậy ta có thể can thiệp ( tác động ) như thế nào để Google " để mắt " tới website của chúng ta nhiều hơn? Làm sao để nó " nâng đỡ" cho mình lên TOP1 mà không phải là đối thủ?

Cách thiết kế web đúng chuẩn SEO

Một trang web chuẩn mực phải có các thẻ h1, h2, h3…
Các thẻ này được sử dụng cho phần tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ nhằm nổi bật vấn đề mà bạn cần lưu ý đến người đọc.
Code:
<h1>data</h1>
<h2>data</h2>
<h3>data</h3>
Tách các phần như style css, javascript, data thành các file độc lập. Cố gắng đặt nội dung chính nằm ở đầu của cấu trúc trang html. Tạo sitemap chứa liên kết đến các trang nội dung trên website. Nó cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập đến nội dung mà họ cần.

Cách tạo và sử dụng file robots.txt.

File Robots.txt là gì?

File robots.txt là một dạng file rất đơn giản có thể được tảo bởi công cụ Notepad. Bạn tạo 1 file robots.txt vào đặt vào thư mục root của trang web File Robots.txt được sử dụng để hướng dẫn công cụ tìm kiếm tự động đến những trang nào mà bạn muốn nó tìm kiếm và sau đó thì index trang đó. Hầu hết trang web nào cũng có những thư mục và files không cần đến robot của công cụ tìm kiếm ghé thăm. Do vậy tạo ra file robots.txt có thể giúp bạn trong SEO.

Thuật ngữ SEO thông dụng

- Thuật ngữ 301 REDIRECT
“301 redirect” là gì? “301 redirect” là một phương pháp chuyển tiếp thông báo các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đã được di dời hoàn toàn đến một địa chỉ mới. Đồng thời khi người truy cập địa chỉ web cũ cũng sẽ được tự động chuyển sang địa chỉ mới.

Quy trình SEO website chuẩn hóa

Để làm SEO tốt đòi hỏi SEOer phải có quy trình SEO chuẩn, việc này giúp SEOer dễ dàng hơn với công việc của mình, giúp website phát triển một cách tốt và bền vững nhất, dưới đây là quy trình SEO website chuẩn hóa thuộc bản quyền của Olapo :

kỹ thuật SEO copywriting

Tìm hiểu về kỹ thuật SEO copywriting

SEO copywriting là gì?

Đối với một trang web thông thường khi xây dựng nội dung chắc chắc phải cần một biên tập viên vậy xây dựng web site cho SEO thì biên tập viên có thể gọi là một SEO copywriter và nếu ở nước ngoài đây là một nghề được trả thù lao khá cao:SEO Copywriting(search engine optimization copywriting). Một bài viết cho SEO sẽ không giống một bài viết thông thường vì trong đó có một sự cố ý một cách tự nhiên lập lại các từ khóa mà nếu người dùng không để ý kỹ cũng không
nhận ra.

Kỹ thuật SEO Video

 Title chứa từ khóa đặt ngay bên trái, cả có dấu và không dấu
 Tên tài khoản nên chứa từ khóa
 Description chứa từ khóa và full url của web của mình
 Tự comment chứa từ khóa
 Coment ở các video có liên quan
 Share trên mạng xã hội: g+, fb, twiter.
 Cho video lên web của mình
 Email marketing. (ko chèn được thì dùng anchortext)
 Đặt lên 4rum:
- C1: lấy mã nhúng trong youtube
- C2: dán vào trong mã lệnh [youtube] hoặc [video]
- C3: dùng anchortext

Đi vào chi tiết một số điểm sau:

 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Youtube Những liên kết, hoạt động, chia sẻ của cộng đồng/ mạng xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định thứ hạng trên công cụ tìm kiếm video. Nó bao gồm: Ratings, Favorites, Playlists, Comments, Honors, Views, Embedding, Response Videos, and Linking. Đơn giản nhất bạn hãy vào xem 1 trang video của đối thủ, xem tab “Statistics & Data” và phân tích các yếu tố để từ đó xác định được các yếu tố, phươnghướng cần để phát triển và vượt qua họ.

 Kích thước video
Không nên tập trung vào widescreen! Mặc dù hiện tại Youtube có hỗ trợ tính năng xuất bản video dưới chế độ wide: 16:9, nhưng bạn vẫn nên để ở dạng 4:3 bởi vì chuẩn 4:3 là định dạng mục tiêu của công cụ tìm kiếm và chuyển đổi.
 Trường mô tả Độ dài anchor description tối đa 27 ký tự Chứa 1 URL trong dòng đầu tiên của thẻ mô tả.
 Video Image: Là các hình ảnh dưới dạng thumbnails (1/4 , ½ hoặc ¾) hiển thị các video liên quan.
 Chia sẻ, lan truyền
Comment trên các video nhiều người xem và dẫn link về video channel của mình. Tạo 1 đoạn video liên quan, tương đồng với những video nhiều người xem nhưng không copy tiêu đề, mô tả.. để xuất hiện như 1 related video.
 Xây dựng liên kết

YouTube sử dụng “nofollow” cho tất cả các tiêu đề video … ngoại trừ những những video trong mục “Hoạt động gần đây”. Nếu có thể bạn hãy cố luôn để video cần seo trong mục này. Độ dài anchor text link trong mục này là 27 ký tự. Xây dựng liên kết đến các video trên youtube từ website (on-page seo) và liên kết đến kênh video cũng giúp cho việc marketing video hiệu quả hơn.

 Theo dõi, đánh giá
Kiểm tra YouTube Insight cho phân tích số liệu thống kê: Nguồn xem. (Nguồn xem có thể đến từ video có liên quan, tìm kiếm trên Youtube, Google Search, nhúng video, hoặc liên kết bên ngoài.) Xem thông tin nhân khẩu học. (Độ tuổi phạm vi và giới tính) Xem thời gian xem video Các trang web liên kết đến video của bạn Địa lý xem. (Video của bạn ở địa phương, khu vực, hoặc các quốc gia nào là phổ biến nhất.) Biểu đồ thống kê tăng giảm lượt xem video của bạn.
 Tối ưu hóa website khi nhúng video trên youtube vào


Nhúng video YouTube trên trang web của bạn không chỉ tiết kiệm chi phí về lưu trữ, nmà bạn có thể nhận được từ YouTube số liệu thống kê theo dõi miễn phí. Dưới đây là 1 số cách thức tối ưu khi nhúng video trên youtube vào website: Tạo một trang tối ưu hóa riêng biệt cho mỗi video trên trang web của bạn. Bao quanh đoạn video với một mô tả và liên kết đến trang YouTube của bạn với mật độ là các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng.

Kỹ thuật SEO ký sinh

Nếu các bạn là một blogger nghiệp dư thì thường hay băn khoăn là không hiểu sao các bài viết của mình không được index trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Live nhỉ. Đôi khi mất cả tháng mới thấy nó xuất hiện trên các trang này trong khi các blog khác họ chỉ mất vài giờ hoặc ít hơn là đã tràn lan trên mạng.

Đặt ví dụ cùng viết về một chủ đề, cho dù bạn viết có hay chăng nữa thì cũng không bằng một bài kém chất lượng hoặc sao chép của một trang lớn khác. Lý do ư? Đơn giản là họ luôn được các trang tìm kiếm ưu tiên “ngầm” mà. Hay dễ hiểu hơn là họ đã thực hiện các công cụ để SEO website của họ lên trên google, thực hiện quảng cáo trực tuyến.

Cách xác định Link có chất lượng và uy tín hay không?

“Content is King, Link is Queen” - không ai không biết đến vai trò và vị trí của backlink trong việc làm SEO cho website. Tuy nhiên không phải backlink nào cũng giống nhau và có tác dụng hỗ trợ SEO như nhau. Backlink tốt sẽ giúp tăng chỉ số và thứ hạng của website, và tất nhiên, những backlink xấu sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến website của bạn.

Trong phần này mình xin tổng kết lại theo từng bước những tiêu chí giúp ban xác định thế nào là một link có chất lượng tốt, đáng để bạn đầu tư công sức, thời gian (thậm chí cả tiền) của mình. Kiểm tra Backlink chất lượng

Các tiêu chí về từ khóa

- Từ khóa xuất hiện trong title
- Từ khóa xuất hiện ngay khi mở đầu title (ưu tiên thứ tự từ trái qua phải)
Ví dụ: Bạn muốn SEO từ “khóa học internet marketing” mà tiều đề của bạn dạng: “Khóa học Internet Marketing Coaching 6 - Đào tạo Internet Marketing chuyên sâu”.
- Domain keywords (Tên miền chứa từ khóa là 1 trong 4 yếu tố ưu tiên trong
SEO)
Ví dụ bạn muốn SEO từ khóa internet marketing mà bạn có tên miền http://internetmarketing.vn/ thì là quá chuẩn.

- Tiêu đề bài viết chứa từ khóa và tiêu đề bài viết phải là thẻ H1
Cách kiểm tra tiều đề có phải thẻ H1 hay không, bạn có thể cài đặt tiện ích Firebug của firebug của trình duyệt firefox (link cài đặt: https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/firebug/ và tiến hành cài đặt bình thường như nodofolow.

+ Sau khi đã cài xong bạn vào bài viết đang cần kiểm tra tiêu đề có phải thẻ H1 hay không?

+ Bạn nhấn phím F12, sau đó bạn click vào biểu tượng mũi tên và di chuyển chuột và click chuột trái vào tiêu đề bạn sẽ thấy bên dưới mà hình như hình sau. Nếu xuất hiện thẻ H1 là Ok.

- Từ khóa đặt trong thẻ H1 trong phần nội dung
- Từ khóa sử dụng trong back link
- Từ khóa sử dụng trong internal link
- Từ khóa nằm trong thẻ <i> hoặc <em> hoặc <li>
- Từ khóa nằm trong Meta description
- Từ khóa nằm trong phần comment của bài viết
- Từ khóa xuất hiện trong 150 ký tự đầu tiên.
- Từ khóa sử dụng làm subdomain
ví dụ: http://daotao.internetmarketing.vn/
- Từ khóa xuất hiện trong url của bài viết (Lưu ý: url phải là url tĩnh) ví dụ: http://internetmarketing.vn/internet-marketing.html
- Từ khóa nằm trong các thẻ heading khác (h2,h3). Từ h4 đến h6 sẽ không sử dụng
- Từ khóa đặt trong thuộc tính Alt (thể Alt của ảnh)
- Từ khóa được phân bổ đều trong phần văn bản (nên phân bổ cả đầu cuối và giữa nhưng từ khóa chính nên ưu tiên đầu văn bản)
- Từ khóa sử dụng làm tên ảnh
 Ghi chú tên ảnh chứa từ khóa
 Viết không dấu
 Không sử dụng dấu cách
 Sử dụng dấu gạch ngang (-)hoặc gạch dưới (_)
 Tên ảnh không nên dài quá 6 ký tự

Ví dụ: khoa-hoc-internet-marketing
- Từ khóa nằm trong các thẻ <b> hoặc <strong>
- Từ khóa chứa trong “thẻ tag”

Bạn có thể dùng tiện ích firebug của trình duyệt firefox để kiểm tra nhé.

Duplicate Content là gì ? Cách khắc phục hiệu quả nhất


Trong thực tế có rất nhiều trang web đang mắc lỗi trùng lặp nội dung. Sự cạnh tranh là rất lớn và kiến thức thì có hạn đôi khi khiến chúng ta phải đi sao chép lại các nội dung để thu hút được người truy cập. Tuy nhiên sau khi google tung ra Panda đặc biệt trong đợt cập nhật gần đây đã khiến cho nhiều website trùng lặp

nội dung bị phạt. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả seo. Với những trang web bị phạt sẽ không tránh được việc đặt câu hỏi vì sao và làm thế nào để giải quyết vấn đề duplicate hiệu quả nhất ?


1. Vậy nội dung trùng lặp là gì ?

Nói ra thì hơi thừa mình xin tóm gọn lại : Nội dung trùng lặp là những nội dung xuất hiện trên hai hay nhiều địa chỉ trang web hoặc trên các lĩnh vực giống nhau. Ngoài ra nội dung mà tương tự về ý cũng sẽ được xếp vào danh sách nội dung trùng lặp.

Công cụ SEO

- Công cụ SEO số 1 - Chrome SEO:

Đây là một Plugin (addon) trên trình duyệt google chrome dành cho người làm SEO, công ty cung cấp dịch vụ SEO hay đơn giản là khách hàng theo dõi dự án SEO mà mình đang thuê dịch vụ bên ngoài triển khai. Những công cụ này giúp theo dõi các thông tin về quá trình SEO, thông tin Backlink, PageRank, lượng index Google...

Đây là công cụ tương đối hoàn thiện và được sử dụng nhiều nhất. Giúp đưa ra thông tin về Backlink, số lượng trang được Google lập chỉ mục, thống kê lưu lượng truy cập, số lượng liên kết được chia sẻ lên mạng xã hội (Google+, Like Facebook...)... Ngoài ra công cụ còn tích hợp thông tin về Domain, IP, DNS. Nói chung là toàn bộ các thông tin mà người làm SEO cần biết.

Công cụ còn có chức năng gợi ý từ khóa, tuy nhiên tính năng này hiện tại vẫn chưa được hoàn thiện lắm. Trong tương lai có lẽ sẽ được hoàn thiện dần dần.

Link cài đặt (bạn mở trình duyệt google chrome và click vào đường link sau: https://chrome.google.com/webstore/detail/seo-for-chrome/oangcciaeihlfmhppegpdceadpfaoclj và cài đặt bình thường.

- Công cụ SEO số 2 - SeoQuake For Chrome:

Công cụ này ban đầu được phát triển dành cho trình duyệt Firefox. Sau này được phát triển cho Google Chrome và đươc khá nhiều lượt sử dụng. Chức năng cũng tương tự công cụ đầu tiên nhưng được tích hợp thành dạng toolbar (thanh công cụ) ngay dưới liên kết trên kết quả tìm kiếm

Nhược điểm của công cụ này là tốc độ kiểm tra hơi chậm. Tuy nhiên khá đầy đủ và chính xác.
Link cài đặt cho firefox: https://addons.mozilla.org/en-us/firefox/addon/seoquake-seo-extension/
Link cài đặt cho chrome: https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlk
kdndkjdjc?hl=en

- Công cụ SEO số 3 - SEO Site Tools Extension:

Thống kê dữ liệu từ SEOMoz, SEMRush, backlink trên Google, backlink thống
kê từ Yahoo. Công cụ này cũng tích hợp chức năng gợi ý từ khóa lấy dữ liệu từ
Google.
Link cài đặt (Dùng Google Chrome để mở liên kết): https://chrome.google.com/webstore/detail/seo-site-
tools/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc
- Công cụ SEO số 4 – SEO Mastering

http://www.seomastering.com/
- Công cụ SEO số 5:

http://ahrefs.com/

Các bước xác định độ khó từ khoá SEO

1. Google Addword Tool: Kiểm tra lượng tìm kiếm hàng tháng và độ cạnh trang:

Kiểm tra tại: https://adwords.google.com.vn/o/KeywordTool
Dựa vào các chỉ số tìm kiếm hàng tháng ta áng khoảng như sau:
100 -> 1000: Độ khó bình thường
1000 -> 10.000: Độ khó tương đối
10.000 -> 100.000: Mức độ khó khá cao


Dựa vào độ cạnh tranh:

Khi ta kiểm tra tra ta chỉ thấy hiện Thấp, Trung bình, Cao. Hãy di chuột vào đó bạn sẽ thấy hiện title chỉ số.
Cao nhất là 1, và những giá trị > 0.1 thì độ khó cũng cần chú ý hơn.

2. Dựa vào kết quả tìm kiếm (SERP) và phân tích đối thủ SEO:

- Chỉ số SERP (Search engine results page) là tổng số website cạnh tranh từ khoá. Chỉ số càng cao tương ứng cạnh tranh sẽ cao. Việc phân tích được đối thủ đang làm gì với từ khoá khác quan trọng trong định
độ khó từ khoá, dưới đây là một số cách kiểm tra:


- Check PageRank, Backlink, Internal Link (Liên kết nội), Kiểm tra Google Search từ khoá trong website ra sao: site:domain.com "từ khoá"

- Hãy chú ý kết quả tìm kiếm xem sử in đậm, mức độ hiển thị của từ khoá của các đối thủ. Xem 1,2,3 trang nếu mức độ tối ưu càng dày đặc tức là từ khoá đó cạnh tranh cao, và được nhiều đối tác SEO.


3. KEI (Chỉ số hiệu quả từ khoá):

KEI (Keyword Efficiency Index) là chỉ số hiệu quả của từ khóa. Chỉ số càng cao mức độ từ khoá càng khó.
Công thức tính KEI (Keyword Efficiency Index) như sau:

Ví dụ với từ khóa “Sự kiện”
KEI = (201.000*201.000)/ 39.000.000 = 1035,92
Với từ khóa “internet marketing”

KEI = (8.100*8.100)/ 1.110.000 = 59,1


TrustRank - Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng trên Google



Vào năm 2004, các chuyên gia của Yahoo đã đưa ra một tài liệu về TrustRank, miêu tả một thuật toán cho phép sử dụng công cụ tìm kiếm để quyết định tính xác đáng trong kết quả tra cứu.


Trái lại với thuật toán tiền để của PageRank, TrustRank không đơn thuần là tính số lượng link đến 1 website mà nó còn xem xét đến uy tín của website đó. TrustRank đưa ra nhằm mục đích loại bỏ spam trong kết quả search. Trích dẫn sau đây của tài liệu này chỉ ra rằng PageRank cũng là một công cụ để chống lại các spam trên web.

TrustRank

"Các spam web có rất nhiều thủ thuật để có được thứ hạng hơn thực chất của họ ở kết quả của công cụ tìm kiếm. Dù những chuyên gia mạng có thể xác định spam nhưng việc thao tác thủ công trên một số lượng lớn website đòi hỏi chi phí rất cao. Thay vào đó, chúng tôi đưa ra những kỹ thuật bán tự động phân loại những website tốt, có uy tín khỏi những site spam.
Ban đầu chúng tôi chọn ra một nhóm các seed site (tạm dịch site hạt giống) để các chuyên gia phân tích đánh giá. Bằng cách thủ công phân tích các web đó, chúng tôi dùng cấu trúc link của website để tìm ra những site tốt khác. Kết quả có được cho thấy rằng chúng tôi có thể lọc ra những spam site một cách hiệu quả từ phân đoạn web trên cơ sở tập hợp gần 200 site.”


Ngày nay, hầu hết các công cụ tìm kiếm đều sử dụng các loại hình TrustRank. Dù Google không dùng thuật ngữ chính thức này, nhưng hầu như các chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm khá chắc chắn rằng Google và toàn bộ các công cụ tìm kiếm lớn khác cũng có chung quan niệm về việc nâng cao chất lượng kết quả search của họ. Điều đó có nghĩa rằng có được càng nhiều link càng tốt thôi chưa đủ. Mà điều cần thiết là website của bạn phải có link từ những website thích hợp, uy tín và công cụ tìm kiếm tin tưởng site của bạn.

Làm thế nào để website của bạn trở nên đáng đáng tin cậy:

 Tìm cách tạo link từ những seed site hoặc từ những website được link từ seed site đó.

Seed site là những website được công cụ tìm kiếm ghi nhận là đáng tin cậy. Ví 
dụ, nếu Apple.com được chọn là 1 seed website bởi công cụ tìm kiếm, thì 1 link từ Apple.com tới 1 website sẽ có tác dụng tích cực tới TrustRank của website đó.. Nếu Apple.com link tới website X, mà website X đó lại link tới 1 website Y và website Y link tới site của bạn, thì khi đó site của bạn sẽ có được TrustRank tốt.

 Lấy một domain cũ có lịch sử domain tốt:

Domain của bạn càng cũ càng tốt. Nếu domain đã có được vài năm, thì đó là 
dấu hiệu cho thấy webmaster có mục đích nghiêm túc về site đó và dường như có ít khả năng nó được dùng cho mục đích spam. Tên miền không nên thay chủ sở hữu quá nhiều và cũng không nên dùng cho quá nhiều topic khác nhau. Tất nhiên trước đó nó cũng không từng bị sử dụng cho mục đích spam.


 Lấy link từ những website có liên quan.

Website của bạn có link từ những website tương tự hay không? Website của 
bạn là một quốc đảo cô lập mà không hề có liên hệ qua lại với những trang khác, hay nó liên kết với một hệ thống site cùng liên quan tới một lĩnh vực đặc biệt nào đó?

 Không link tới những website spam

Bạn không nên link tới những site được biết tới là spam hoặc những site chất 
lượng đáng ngờ, không rõ ràng. Nếu bạn link tới những site như vậy đồng nghĩa với việc khiến công cụ tìm kiếm cho rằng bạn ủng hộ spam web và chắc chắn web của bạn sẽ không được tin cậy.

 Cố gắng kiếm nhiều link từ những trang mạng xã hội:

Mức độ website của bạn được nhắc tới trên các website truyền thông đại chúng 
càng thường xuyên thì càng chứng tỏ được site của bạn có chất lượng cao và đáng tin cậy. Và cũng càng tốt khi có được nhiều vote cho bookmark của bạn trên những trang xã hội đó.


 Cung cấp nội dung có chất lượng và hạn chế liên quan tới một số topic 
nhất định. Không phải rằng một website chỉ gồm 1 trang là website đáng tin cậy. Nếu website của bạn có nhiều trang chứa đựng nội dung hay và chất lượng về một topic riêng biệt nào đó thì việc có được TrustRank tốt dễ dàng hơn nhiều.

Khi website của bạn liên quan đến một chủ đề đặc biệt thì cũng có thể là bạn sẽ 
chả bao giờ có được TrustRank cao, vì những topic này lại là những topic bị spam bằng email nhiều nhất.


Bạn cũng dễ dàng có được rank cao khi được công cụ tìm kiễm tin cậy. Nếu bạn 
muốn tìm ra liệu rằng website của bạn đã có tất cả các yếu tố cần để có được thứ hạng cao trên Google, Yahoo, Bing và những trang tìm kiếm khác hay chưa, hãy phân tích website của bạn bằng công cụ tối đa hóa Top 10 của IBP.


Tôi xin giới thiệu tới bạn 1 công cụ để kiểm tra TrustRank của site bạn là bao 
nhiêu: http://www.seomastering.com/trust-rank-checker.php

Bạn chỉ cần click vào link sau đó điền địa chỉ website của bạn và điền mã capcha 
là bạn có thể biết được hiện tại TrustRank của bạn là bao nhiêu và đang có xu hướng tăng hay giảm.

Hỗ trợ dịch vụ Seo

10 Cách coding hỗ trợ tốt cho SEO mà lập trình viên phải lưu ý

Có rất nhiều Webmaster nghĩ đến việc SEO sau khi website đã đi vào hoạt động. Kể cả việc tối ưu hóa website để tăng thứ hạng của từ khóa (keywords) trên các bộ máy tìm kiếm (search engine). Tuy nhiên nếu không tính đến việc tối ưu ngay từ khi bắt đầu xây dựng website, thì cũng như bạn xây một căn nhà trên nền tảng móng không ổn định.

Hổ trợ seo

Sau đây là 10 cách coding hạng mục bạn cần lưu ý khi lập trình cho website của mình


1. Lập trình đúng chuẩn của các bộ máy tìm kiếm:

Hãy luôn nhớ rằng các bộ máy tìm kiếm luôn có một chuẩn riêng trong cách làm việc, thu thập dữ liệu và xếp hạng cho website của bạn. Ngoài việc đọc nội dung trên website, các yếu tố khác như hình ảnh, âm thanh, video, liên kết… cũng là yếu tố quan trọng.

Để biết chính xác các bộ máy tìm kiếm lấy thông tin theo chuẩn nào, bạn có thể sử dụng công cụ Search Engine Spider Simulator của Webconfs. Nếu bạn nhận được một thông báo còn thiếu hay sai các chuẩn thì hãy cập nhật ngay cho website.


2. Viết lại URL thân thiện: (SEF URL rewrites)

Viết URL thân thiện mang lại hiệu quả về SEO lẫn sự tương tác với người dùng. Cụ thể bạn cần phải chỉnh sửa URL, loại bỏ các ký tự không mang nhiều ý nghĩa để rút ngắn, tối ưu URL của site. Nếu bạn đang dùng một số framework mã nguồn mở như wordpress,joomla, vbulletin…thì luôn có sẵn các plugin để thực hiện việc này.

Nếu là mã nguồn tự viết, bạn có thể tham khảo rewrite với .htaccess trên apache webserver.


3. Làm sạch mã nguồn để tăng tốc độ tải trang:

Mặc dù khi mới xây dựng và hoạt động, website của bạn có thể sẽ rất nhẹ, load nhanh. Nhưng theo thời gian phát triển nó sẽ dần chậm lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy bạn có thể kiểm tra thường xuyên các vấn đề sau đây để tối ưu cho website:

- Loại bỏ các khoảng trống, comment trong HTML
- Sử dụng HTML validator để kiểm tra các thẻ lỗi, thiếu, thừa.
- Sử dụng broken link checker để kiểm tra và xóa bỏ link lỗi.


4. Sử dụng văn bản thay thế cho các kịch bản scripts:

Như đã đề cập ở vấn đề 1, trên site có rất nhiều hạng mục nội dung. Tuy nhiên văn bản (text-base) vẫn là thân thiện nhất với các search engine.

Ví dụ bạn có thể sử dụng thư viện SWFObject2 để thay thế flash object bằng văn bản khi người dùng hoặc spider,bot của search engine không thể đọc nội dung flash.


5. Cấu hình “noindex” cho file robots.txt

Trong khi bạn không thể kiểm soát được các spider của search engine 100%, hãy cấu hình noindex để nó bỏ qua một số url của bạn. Điều này có lợi ít nhiều cho việc SEO website. Một số trang nên để noindex như:

- Trang giỏ hàng (Shopping cart) và trang thanh toán (Checkout page).
- Trang quản lý chính của người dùng (User dashboard)
- Trang lưu trữ (Archive pages)
- Trang liên hệ (Contact pages)


6. Sử dụng “rel=canonical” để giải quyết việc trùng lặp nội dung: (duplicate content)

Nếu bạn đang sử dụng các CMS như WordPress, Magento, joomla để xây dựng website, thì bạn sẽ thấy có một vấn đề là có nhiều link cùng mang chính xác một nội dung, ví du như:

Yoursite.com/post-name.html
Yoursite.com/category1/post-name.html
Yoursite.com/category2/post-name.html
Yoursite.com/archive/date/post-name.html

Các trang trên cùng đưa đến một kết quả nội dung duy nhất, gây ra việc trùng lặp (duplicate content ). Điều này khiến các search engine đánh giá thấp site của bạn.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là dùng “rel=canonical” tag. Bạn có thể cấu hình phần này trong <head> các mã nguồn mở có plugins để tự động thêm vào, hoặc bạn cũng có thể làm bằng tay.


7. Cấu hình 301 redirect để đảm bảo sự phát triển thuận lợi của pagerank:

Khi nói đến việc cấu hình 301 redirect, sẽ có hai trường hợp hữu dụng cho SEO. Thứ nhất đó là việc làm cho search engine đối xử với trang có www và không có www như nhau.

Thứ 2, nếu bạn di dời các trang nội dung như thay đổi link của bài viết…việc 301 redirect sẽ giúp search engine hiểu được bạn đã di chuyển nó. Làm như vậy sẽ không ảnh hưởng đến pagerank hiện tại của trang và các backlinks cũ.


8. Sử dụng microdata tạo ra các “rich snippets”:

Gần đây, có khái niệm về rich snippets trong SEO. Đó là các dạng HTML rõ ràng và nhiều cấp độ. Giúp cho website của bạn được xếp hạng chính xác và thể hiện tốt hơn trên trang kết quả tìm kiếm.

Các tính năng này thu hút người dùng click chuột vào kết quả tìm kiếm, và tăng visit cho website rất hiệu quả. Bạn có thể xem thông tin và cách để tạo rich snippets tại Schema.org.


9. Combine script files, tăng tốc độ load:

Gần đây, tốc độ tải trang web đã được xem như một yếu tố quan trọng để đánh giá website. Các website load nhanh thường được ưu tiên và có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.

Thật không ổn nếu bạn đang sử dụng, kết hợp quá nhiều scripts. Hãy tìm cách tối ưu nhỏ gọn nhất có thể để tăng thứ hạng, tăng hiệu của của Seo.


10. Sử dụng NNL để tiết kiệm tài nguyên:

Cuối cùng, nếu bạn đã làm hết moi thứ mà không cải thiện được nhiều về tốc độ của website. Hãy xem xét và sử dụng dịch vụ NNL.

Có các nhà cung cấp nổi tiếng dịch vụ này như Amazon, Rackspace…để bạn có thể lưu trữ tập tin, hình ảnh. NNL sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về Seo cho website của bạn như được sử dụng 1 Dịch vụ SEO uy tín .

Liên Hệ

Liên hệ dịch vụ seo


Tư vấn dịch vụ Seo

Mr Linh: 0983 946 062
Nick chat Yahoo: linhav5000
Nick chat Skype: ngoclinh.ub
Email: linhav5000@gmail.com





View Larger Map



Các khái niệm về Seo -Part 3

Anchor text là gì?
Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị liên kết và được mọi người
sử dụng để liên kết tới site của bạn. Nói một cách khác, chính là đoạn nội dung
cụ thể mà người dùng nhấp vào. Trên hầu hết các trang web, văn bản này
thường là màu xanh đậm và gạch chân, hoặc tím nếu bạn đã truy cập vào liên
kết trong quá khứ. Anchor text giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được trang đến
nói về những gì: nó mô tả những gì bạn sẽ thấy nếu bạn nhấp chuột vào. Ví dụ:
đây là “anchor text”

Article là gì?
Article là một bài viết đơn lẻ trên một blog hoặc website.
Vertical search (VS) là gì?

Thực tế các công ty Việt nam đã dịch chuyển chiến lược từ search web sang
Vertical search. Nghĩa là cung cấp thật nhiều các vertical search như socbay,
xalo, baamboo…Các vertical search này được phát triển một cách rất manh
mún, gần như độc lập và không có một kiến trúc tổng thể, dàn trải, dữ liệu cũng
không control được hết, quá ít và không có gì nồi bật cho lắm.

Vai trò của SEO trong Internet Marketing:

Google luôn luôn thay đổi mình để phất triễn hướng tới người dùng. Seoer cũng
thay đổi theo để phù hợp. Nó là điều cần thiết để hướng dẫn cho những người
tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, hơn là lựa chọn ngẫu
nhiên những người đang tìm kiếm cái gì đó. Lý tưởng nhất, chiến lược SEO của
bạn nên làm việc với thị trường mục tiêu của bạn và làm việc theo hướng thu hút
thị trường mục tiêu này đến trang web. SEO có vai trò quan trọng bởi vì nó bao
gồm hầu hết các lĩnh vực chính liên quan Marketing trong khi bán hàng và quảng
cáo trực tuyến – nó sẽ tạo ra nhận thức, dẫn đến việc mua sắm của khách hàng
và sự trao đổi của khách hàng, và tối ưu hóa những nỗ lực tiếp thị để hướng đến
người mua.

Giá trị của lưu lượng truy cập trang web tăng lên sẽ có thể đảm bảo tăng doanh
số bán hàng. SEO tiếp thị cung cấp thông tin về các sản phẩm của bạn khi
người truy cập quan tâm, và một lần vào trang web của bạn, khách truy cập có
thể trở thành người mua ngay lập tức. Hầu hết các công ty xây dựng chiến lược
Marketing trực tuyến đều quan tâm tới SEO. Điều này là rất cần thiết cho sự
thành công của một kế hoạch Marketing, một kế hoạch SEO tốt có thể được hỗ
trợ bởi một chiến dịch Marketing thích hợp: gửi email và các chương trình khác
của PR.

Vì vậy, vai trò của SEO là rất quan trọng đối với sự thành công của một chiến
dịch Marketing trực tuyến mà nó có thể được coi là một chiến thuật đặc biệt, nó
là phân đoạn quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm. Nếu làm SEO
không phù hợp tổng thể có thể dẫn đến lãng phí, tối ưu hóa các yếu tố không
liên quan tới khách hàng mục tiêu hoặc trong một thị trường trực tuyến cạnh
tranh cao. Trong khi nhiều chuyên gia SEO và Marketing có thể tranh cãi về quá
trình SEO thành công (một số nói rằng trang liên kết, một số vấn đề cơ bản từ
khóa, những người khác copywriting…), có một điều hầu hết mọi người đồng ý
về xây dựng một kế hoạch SEO được liên quan chặt chẽ với chiến lược
Marketing của bạn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Location based marketing là gì?
Location based marketing được hiểu như là một hình thức biến đổi các thông
điệp tiếp thị dựa trên vị trí và sở thích của khách hàng tiềm năng. Để làm được
điều này, những người làm marketing (marketer) có thể sử dụng những cách
sau đây:

- Location-based services (LBS): những ứng dụng như foursquare và
SCVNGER mà những ứng dụng này cung cấp thông tin hoặc giải trí cho
người dùng dựa trên vị trí của họ.
- Near-field communications (NFC):kĩ thuật mà cho phép 2 thiết bị tương đối
gần nhau- khoảng 2 -20 cm- có thể trao đổi thông tin.
- Bluetooth marketing : cũng giống như NFC, nó cho phép dữ liệu được
chuyển đi với khoảng cách nhỏ. Nếu bạn đã dùng thiết bị cầm tay không
dây, nó có thể là Bluetooth.
- Location-based advertising (LBA): dùng những công cụ như GPS và
hàng rào địa lí đi cùng những thông điệp mang tính định vị.
Ở đây có một vài ví dụ cụ thể về các công ty thành công đã sử dụng hình thức
marketing này. Tại sao không phải là bạn.

Nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

Ở Anh, một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đã tung ra một chiến dịch marketing
dựa trên việc định vị vị trí khách hàng được gọi là “You are here”.
Chiến dịch này sử dụng kĩ thuật LBA và dịch vụ tin nhắc đa phương tiên MMS để
tiếp cận những khách hàng mục tiêu trong khu vực gần với một cửa hàng.
Cần có sự cần nhắc cho chiến dịch marketing theo định vị – để khách hàng có
thể lựa chọn. Họ nhận được tin nhắn MMS báo trước về chương trình giảm giá
đặc biệt, sau đó họ có thể đi bộ đến một cửa hàng gần đó.
Trong một điều kiện khách, hệ thống của của hàng có thể gửi tin nhắn với thông
điệp “ chào bạn, bạn sắp đến gần một trong những nhà hàng của chúng tôi, bạn
có muốn chúng tôi gửi cho bạn những tin nhắn mang thông tin về một chương
trình giảm giá đặc biệt không?
Bằng cách xác nhận lại, khách hàng nhận tin nhắn một cách hứng thú và cho
phép hệ thống nhà hàng gửi tin nhắn đến họ.

Xây dựng lòng tin cho khách hàng và đảm bảo sự trung thành thương hiệu.
Hãng thời trang Zuma tung ra chiến dịch theo kĩ thuật NFC, gắn những con chíp
trong những poster của họ. Khách hàng được khuyến khích tải những ứng dụng
của hãng thời trang Zuma từ iTunes hoặc Google Play. Một khi những ứng dụng
được tải về, khách hàng có thể quét những thiết bị cầm tay của họ trên những
con chíp NFC và nhận được một bản khảo sát. Sau khi hoàn thành bài khảo sát,
họ nhận được phiếu giả giá điện tử mà họ có thể sử dụng ngay lập tức. Chiến
dịch chứng tỏ là thành công đến nỗi Zuma tiếp tục mở rộng hình thức này.
Khách hàng cũng có thể quét các thẻ NFC được đính trên áo khoác của họ để
có những thông tin về giá quần áo hoặc vật liệu làm ra chính chiếc áo của họ.
Các ứng dụng này cũng cho phép Zuma để tạo ra một chương trình khách hàng
trung thành cho những người thường xuyên lui tới các cửa hàng.
Nâng cao lòng trung thành của khách hàng và thúc đẩy khách hàng tái mua
hàng.

Chuỗi cửa hàng Pizza Domino tạo ra một “Location-based services app -ứng
dụng dịch vụ trên nền tảng định vị” cho hệ thống cửa hàng của mình để thúc đẩy
việc bán hàng cho những địa điểm đặc biệt. Điều ấn tượng là ứng dụng này có
thể điều khiển sự phối hợp tất cả các loại pizza khác nhau của công ty. Pizza
có bốn kích cỡ khác nhau, bốn loại nước sốt, 22 toppings và nhiều hương vị
khác, chúng tôi tính toán rằng có 522 tỷ kết hợp có thể. (Nghiêm túc mà nói.
Chúng tôi đã mất cả đêm để đếm chúng.)

Một ví dụ khác là nhà cung cấp quần áo và thiết bị ngoài trời REI. Sử dụng
ShopAlerts LBA để thu hút khách hàng bằng những thông điệp theo thời gian và
vị trí.

Khi người tiêu dùng (người đã được chọn trước để nhận tin nhắn) đến gần một
vị trí của REI, họ nhận được tin nhắn SMS với mức giảm giá đặc biệt.
Một cuộc khảo sát của khách hàng phát hiện ra rằng 69% cho biết ShopAlerts sẽ
tăng khả năng của họ để truy cập vào một cửa hàng. Hơn nữa, 65% cho biết họ
đã mua vì ShopAlerts, và 73% cho biết họ chắc chắn sẽ có thể sử dụng dịch vụ
trong tương lai.

Tạo ra hiệu ứng lan truyền và lòng trung thành thương hiệu:

Để thúc đẩy sự ra mắt của một dụng cụ phun gọn nhẹ mới mang tên “pocket-
sized spray “, các agency quảng cáo cho Vương quốc Anh- dựa vào nhà sản
xuất Lynx cài đặt những viên gạch lót sàn vinyl trong các khu vực có nhiều sinh
viên đi qua của nhiều trường cao đẳng và các trường đại học khác nhau. Học
sinh những người đứng trên hoặc gần sàn vinyl được Lynx khuyến khích tải về
một ứng dụng thương hiệu không dây đơn giản thông qua Bluetooth.

Đây là 1 chiến dịch thành công, không những bởi vì khả năng lan truyền trong
công chúng, mà nó tạo ra, mà còn có hơn 500 học sinh một ngày tải về các ứng
dụng trong một ngày.

Một khi người tiêu dùng có được sự thoải mái với LBS, NFC, Bluetooth và LBA,
cách cửa sẽ mở ra. Một ngày không xa, nó sẽ được phổ biến để thực hiện các
chương trình giảm giá, chạy trên trên các thiết bị di động, khách hàng sẽ trở lại
một doanh nghiệp mà họ yêu thích. Đối với các nhà tiếp thị, đây là một viễn cảnh

mang lại nhiều điều thú vị.

Các khái niệm về Seo -Part 1

Các khái niệm cơ bản
SEO là gì?
SEO – Search Engine Optimization: (Tối Ưu Trang Web Trên Công Cụ Tìm
Kiếm) là tối ưu cho máy tìm kiếm, hay ngầm hiểu là tối ưu hóa website cho
Google) là bài toán làm thế nào để tối ưu khả năng người dùng tìm đến một
website bằng việc sử dụng Google. Hay nói cách khác, SEO là tập hợp những
phương pháp nhằm nâng hạng (ranking) của một website trong danh sách trả về
của Google, và nhờ đó người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy website được SEO hơn
khi tìm kiếm trên Google.

Thực chất SEO là phương pháp nâng hạng dựa trên những hiểu biết sâu sắc về
nguyên tắc đánh giá thứ hạng website của Google. Việc làm SEO một website
cần phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng website, tối ưu các tiêu chí đánh
giá website của Google.

Trên thực tế tồn tại những phương pháp đánh lừa cách đánh giá website của
Google (thường được gọi là Black Hat) để qua đó nâng thứ hạng website lên
một cách nhanh chóng, nhưng dần theo thời gian sẽ bị công cụ tìm kiếm đó phát
hiện, và khi đó, những website này sẽ bị đánh tụt thứ hạng, rất khó để có thể lấy
lại thứ hạng đúng của mình. Điều này đặc biệt đúng với công cụ tìm kiếm Google
một công cụ tìm kiếm với giải thuật liên tục được cải tiến, và một lực lượng phát
triển hùng hậu.

Bởi vậy nếu bạn không muốn một ngày nào đó Website của bạn nằm trong sổ
đen của Google, bạn hãy chọn cho mình một đối tác đáng tin cậy.
SEM là gì?

SEM – Search Engine Marketing (Marketing thông qua công cụ tìm kiếm).
Theo kỹ thuật này, chuyên viên Marketing online sẽ dùng các chương trình như
Google Adwords để mua các từ khóa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, các chiến
dịch quảng bá… Khi người tiêu dùng tìm thông tin bằng các từ khóa có liên
quan, thông tin của công ty bạn sẽ xuất hiện tại khu vực dành riêng cho quảng
cáo trên trang kết quả.

Đối với SEM, bạn phải thanh toán một khoản phí quảng cáo trên kênh công cụ
tìm kiếm. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra càng nhiều không có nghĩa mẫu quảng cáo
của bạn đạt được vị trí tối ưu. Nếu bạn và đối thủ cạnh tranh cùng mua một từ
khóa để quảng cáo trên cùng một công cụ tìm kiếm ở cùng một vị trí, tùy vào khả
năng chuyên môn của chuyên viên SEM, mức giá CPC (cost per click) của bạn
và các đối thủ sẽ rất khác nhau.

Một người chuyên viên Marketing online sẽ dựa trên kinh nghiệm, khả năng
phân tích và phán đoán để thiết kế một chương trình SEM – từ việc chọn lựa từ
khóa, phân loại từ khóa thích hợp, đến viết mẫu quảng cáo – trong mức chi phí
cho phép nhưng vẫn tối đa hóa kết quả đạt được.
SEM giúp tiết kiệm đến 50 – 80% chi phí marketing trực tuyến mà hiệu quả
mang lại cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác như đặt banner trên các
trang web.

Trên thực tế, SEO cần nhiều thời gian để thực hiện và duy trì, vì vậy để đạt
được hiệu quả cao nhất trên các kênh công cụ tìm kiếm, các công ty thường
thực hiện SEM song song với SEO.

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing (viết tắt là SMM): Tạm dịch là tiếp thị truyền thông trên
các mạng xã hội. Social Media Marketing là một phương thức truyền thông đại
chúng (xã hội) trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến – tức là những trang web
trên Internet. Người dùng tạo ra những sản phẩm truyền thông như: tin, bài, hình
ảnh, video clips… sau đó xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã hội hay
các diễn đàn, các blog… Các tin, bài này được cộng đồng mạng chia sẻ và phản
hồi (bình luận) nên luôn có tính đối thoại. Đây là một xu hướng truyền thông mới
khác hẳn với truyền thông đại chúng trước đây.

Đặc điểm nổi bật của Social Media Marketing
- Social Media Marketing được xây dựng dựa trên nền tảng sự liên kết nội
dung, mà ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải
độc thoại từ nhà sản xuất.
- Social Media Marketing là một quá trình truyền thông chậm. Hiệu quả
chiến dịch được tích lũy theo thời gian.
- Và quan trọng hơn hết, Social Media Marketing KHÔNG PHẢI LÀ
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG, bởi nó hoạt động dựa trên ba yếu tố: Sự
tham gia, kết nối và mối liên hệ.
Tập quán chung của một quá trình Social Media
- Nghe Thu thập thông tin thị trường và có cái nhìn sâu sắc, thông minh vào
khách hàng.
- Nói Tham gia thảo luận hai chiều để nhắn gửi thông điệp của bạn và có
được thông điệp từ phía ngược lại.
- Lòng tin hãy để khách hàng của bạn nói với khách hàng mới của bạn, thay
vì chính bạn (Viral, Word of Mouth).
- Hỗ trợ khách hàng của bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau thay vì chính bạn.
- Embracing xây dựng website của bạn tốt hơn thông qua sự hợp tác với
khách hàng
- Xây dựng Traffic Cuối cùng phương tiện Social Media sẽ liên kết ngược lại
website của bạn qua các bookmark, feed, SEO …

Các loại hình SMM

- Social News: Digg, Sphinn, Newsvine chúng ta có thể đọc tin từ các topic
sau đó có thể vote hoặc comment
- Social Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube chúng ta có thể tạo, chia sẽ các
hình ảnh, video cho tất cả mọi người
- Social Networks: Facebook, LinkedIn, MySpace, và Twitter là những đại
diện rõ ràng nhất cho loại hình này cho phép bạn bè có thể tìm thấy và
chia sẽ với nhau.
- Social Bookmarking: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo


là nơi chúng ta có thể chia sẽ hoặc bookmark các site quan tâm.