Học seo cơ bản-part 2

Quy trình làm SEO :

Đầu tiên ta phải xác định từ khóa:


Từ khóa là gì? xác định đối tượng ? ai là người tìm thấy trang web của bạn, bạn sẽ mang lại cho họ điều gì ?


Lưu ý: 

 - chúng ta nên chọn từ khóa bình dân,và nên đứng ở vị trí khách hàng( suy nghĩ của họ ),để đưa ra từ khóa hiệu quả nhất.
- chọn từ khóa từ chính đối thủ của chúng ta.( nhưng tránh trường hợp đánh đồng đối thủ ).
- Dùng công cụ keyword  tool và kiểm tra từ khóa.
- từ khóa sai chính tả.
- từ khóa dài ( vì từ khóa ngắn rất mong lung )
- từ khóa phải đúng trọng tâm,trọng điểm.,thêm địa danh,địa điểm.
- từ khóa không dấu và có dấu ( đối với GG được xem là 2 từ khóa ).

Xem thêm: 

Độ khó của từ khóa trong SEO

Landing page : 

 là 1 trang web hay là 1 page trong site,mà page chúng ta chọn làm SEO cho 1 từ hay nhiều từ khóa.

Và lưu ý :

- 1 từ khóa cho 1 LP,có thể tạo n LP khác nhau cho nhiều từ khóa khác nhau.
- LP nên chọn là trang chi tiết,và có nội dung liên quan đến từ khóa.

Nghiên cứu đối thủ :


Phân tích đối thủ :

- tên miền ( doman )
 Xem tên miền có trùng với từ khóa không ?
- sub doman theo từ khóa.
- độ tuổi của tên miền ( tên miền càng già thì độ uy tín càng cao )
- PR ( chỉ số đo sức mạnh của web ).
- root doman 
- Đường URL thân thiện không ?
- Tên miền.
Để kiểm tra tất cả các yếu tố trên ta nên vào seobook.com và seomoz.org dowload toolbar về cài đặt trên trình duyệt web.
Và 
ahrefs.com: phân tích backlink của mình và đối thủ

- Dựa vào title trên kết quả tìm kiếm. 

- descripsion,snippet ( xem chi tiết in đậm in nghiêng )
***
Lưu ý :
 - Ngoài ra còn có 1 số đối thủ như Báo Điện Tử, 
 -  trang rao vặt : có 2 tình huống :
                    - 1 là không có gì e ngại.( đăng tin không bài bản )
                   -  2 là đối thủ nặng ký của chúng ta.( cố tình làm SEO trên các trang này )
- Trang blog,hỏi đáp ( yahoo,G+..) mạng xã hội....Facebook,G+...TW..

Google Tool : lên google gõ vào mục tìm kiếm 

webmaster tool  và công cụ  Anadytics  sẽ cho ta đường dẫn 2 công cụ này.

- webmaster tool: giúp ta chăm sóc website.

  
  Các bước cài đặt :

- Lập tk Gmail

- Đăng nhập vào đường link.
- add site web của mình vào.
- xác minh bằng cách up load 1 file hoặc gắn 1 đoạn mã vào trong thẻ head (code).

- Và 1 công cụ nữa là : Anadytics " giúp ta theo dõi thống kê liên quan đến web ".


Cài đặt giống trên nhưng xác minh bằng code. 

Thuộc tính rel="nofollow"

Nếu bạn đã từng học SEO, hay tự học SEO, thì bạn cũng đã nắm qua và cũng biết rel="nofollow" cho các liên kết, bài viết này xem như chỉ là ôn lại kiến thức mà thôi.

Đặt giá trị thuộc tính "rel" của tất cả các liên kết thành "nofollow" sẽ cho Google biết rằng không nên đi theo một số liên kết nhất định trên trang web của bạn hoặc không nên đưa danh tiếng, sức mạnh trang của bạn đến những trang được liên kết tới.

Không đi theo liên kết là thêm rel="nofollow" vào trong thẻ liên kết của liên kết đó. Khi nào điều này sẽ hữu ích? Nếu trang web của bạn có blog bật chế độ nhận xét công cộng, các liên kết trong các nhận xét đó có thể chuyển danh tiếng của bạn tới các trang mà bạn có thể không yên tâm bảo đảm cho chúng. Khu vực nhận xét của blog trên các trang là khu vực có khả năng bị spam nhận xét rất cao. Không đi theo các liên kết được thêm bởi người dùng này đảm bảo rằng bạn không đưa danh tiếng mà bạn mất công gây dựng cho trang của mình cho các trang web spam. Nhiều gói phần mềm tạo blog tự động không đi theo các nhận xét của người dùng nhưng các phần mềm không có tính năng đó hầu hết đều có thể được chỉnh sửa bằng tay để thực hiện điều này. Lời khuyên này cũng dành cho các khu vực khác liên quan đến nội dung do người dùng tạo trong trang web của bạn, như sổ dành cho khách, diễn đàn, bảng ý kiến, danh sách tham chiếu v.v.... Nếu bạn sẵn lòng đảm bảo cho các liên kết được thêm bởi bên thứ ba (ví dụ: nếu người nhận xét được tin cậy trên trang web của bạn) thì bạn không cần phải sử dụng thuộc tính nofollow cho các liên kết; tuy nhiên, việc liên kết đến các trang web mà Google xem là spam có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của chính trang web của bạn.
rel="nofollow" ?

Trường hợp khác sử dụng thuộc tính nofollow là khi bạn đang viết nội dung và muốn tham chiếu trang web nhưng không muốn chuyển danh tiếng của mình sang cho trang web này. Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn đang viết bài đăng trên blog về chủ đề spam nhận xét và bạn muốn chỉ ra trang web gần đây đã spam nhận xét trên blog của bạn. Bạn muốn cảnh báo những người khác về trang web này, vì vậy bạn đưa liên kết đến trang web đó vào nội dung của mình; tuy nhiên bạn chắc chắn không muốn trao cho trang web này phần nào danh tiếng của mình từ liên kết của bạn. Đây chính là lúc sử dụng thuộc tính nofollow.

Cuối cùng, nếu bạn muốn không đi theo tất cả các liên kết trên trang, bạn có thể sử dụng "nofollow" trong thẻ meta robot của bạn được đặt bên trong thẻ head của HTML. của HTML trang đó.

ví dụ : trong
"<head>
....
.....
<meta name= "robots" content = " nofollow" >
<head>"
Làm như trên sẽ đặt thuộc tính rel="nofollow" cho tất cả các liên kết trên trang.

Xem :

Tạo tệp robots.txt hiệu quả
Tối ưu hóa cho hình ảnh
Tối ưu hóa cấu trúc URL

Tiêu chuẩn và chú ý khi viết bài trong SEO

Nói về quá trình làm SEO, chắc ai cũng hiểu rằng nội dung bài viết là rất quan trọng, nó quyết định đến thành công của cả quá trình làm SEO cho một dự án, ( dự trên doanh số bán hàng ). Nên trong dân SEO ai cũng biết câu " nội dung là vua ".


Hiện nay, đa số các công ty khi làm SEO ít có công ty chú ý đến vấn đề các tiêu chuẩn và chú ý khi viết bài trong SEO, đa số các công ty chỉ chú ý đến làm sao để từ khóa đó lên top, mà ít ai nghĩ đến nội dung mới quyết định đến doanh số ( cụ thể là nội dung ảnh hưởng đến trực tiếp tâm lý người mua..dẫn tới hành động click chuột hoặc gọi điện mua hàng ).

Không những thực trạng này có ở các công ty bán hàng, mà ngay cả người làm SEO hiện nay cũng vậy ! (vì đa số người làm SEO hiện nay đều xuất phát điểm là người bên mảng kỹ thuật, ít người bên mảng báo chí làm nghề này ), mà nói chung là ở Việt Nam hiện nay cũng vậy, đa số người làm SEO đều phải ôm luôn bộ phận viết bài, nên dẫn đến tình trạng copy chỉnh sửa là nhiều, từ đó kéo theo bài viết có đôi lúc lủng củng, lời văn không được suôn cho lắm ( cái này thì mình là người thường xuyên bị nhất ..hihi một phần là do hồi xưa học văn yếu quá, một phần trong quá trình làm SEO đụng phải cái ngành mình không rành, không hiểu về nó thế là cũng đi copy rồi đem về chỉnh sửa...và cho ra lò một bài viết...và SEO nó ), nếu bạn nào may mắn được làm trong các công ty SEO chuyên nghiệp thì trong các công ty đó người ta có hẳn một bộ phận viết bài hẳn hoi. ( nhưng theo mình được biết thì các công ty này cũng rất ít ).
Mà thôi mình dài dòng quá rồi, bây giờ xin đi vào chủ để chính và vắn tắt đó là : Dù bạn có tự viết bài hay đi copy trong quá trình làm SEO đi nữa thì bạn chỉ cần lưu ý hai điểm tối ưu trong bài viết như sau:
Viết bài chuẩn seo


Một là : Tiêu chuẩn

- Từ khóa nằm trong title, cách viết title phải hấp dẫn ( Từ khóa chính - hấp dẫn - tính chất ).
- Thẻ meta description phải xúc tích, thu hút, chứa từ khóa ( thẻ này rất quan trọng vì nó giúp ta tối ưu CTR ( tỷ lệ click chuột )).
- Từ khóa nằm trong URL (cái này giúp người dùng và cả google đều hiểu ).
- Từ khóa nằm trong thẻ H1, h2, h3....
- Từ khóa chính phải được in đậm, in nghiêng.
- Từ khóa nằm trong file hình ảnh ( tên hình ảnh định dạng "từ khóa.jpg" )
- Từ khóa nào trong thẻ mô tả hình ảnh ( alt = "từ khóa")
-  từ khóa nằm trong đoạn văn đầu tiên, mật độ từ khóa 2-5 %.

Hai là: Chú ý

- Người ta chỉ mua các sản phẩm mà họ đang cần hoặc họ đang quan tâm,. ( vì sản phẩm mà mình đang bán mang tới lợi ích cho họ ).
- Nêu lên sự khác biệt của sản phẩm mình đang bán, so với sản phẩm khác hiện có trên thị trường. ( Sản phẩm này mang tới lợi ích gì cho người dùng ).
- Hình ảnh trong bài viết phải gợi lên những điều đặc biệt, minh họa lợi ích khi người dùng mua nó.
- Sản phẩm bạn đang bán nhắm tới đối tượng khác hàng nào...nam hay nữ...độ tuổi bao nhiêu...?
- Trong bài viết bạn phải sử dụng các ngôn từ, từ ngữ mang tính quyết định để thuyết phục người mua mua hàng hóa, sản phẩm của mình.
- Tìm hiểu các trang web của đối thủ hay các trang chia sẻ kinh nghiệm của người mua....xem họ đang nói gì về  sản phẩm đó ( điểm ưu, điểm khuyết... để mình rút ra kinh nghiệm mà quảng cáo..sản phẩm được tốt hơn..).
- Nội dung của bạn viết phải có các câu mang tính chất kêu gọi người mua ( cái này bạn không nên lộ liễu quá ). ví dụ cụ thể nhất là bạn thử vào mấy trong web bán hàng...hoặc các trang web của các trường dạy nghề...v.v ở đây người ta hay có mấy câu chốt hàng hay lắm.. hihi.
- Cuối cùng là điều quan trọng nhất, sau khi viết xong bạn thử đặt mình vào trường hợp khách hàng, liệu khi người ta đọc xong người ta có mua hàng của bạn không ? ( cái này xem ra hơi khó, mà nếu có khó quá thì bạn hãy sử dụng quyền trợ giúp cuối cùng là của người thân hoặc bạn bè ..  :) ).

Và ngoài ra còn một số yếu tố khác như : web có hỗ trợ di động hay không ? đã tối ưu với tiêu chuẩn W3C về HTML và CSS ?..v.v

Trên đây là một số tiêu chuẩn và chú ý khi viết bài trong SEO, mà bạn cần nắm vững khi viết bài. Để giúp quá trình làm SEO hiệu quả hơn.
Chúc các bạn thành công.

Độ khó của từ khóa trong SEO

Độ khó của từ khóa được chia thành 7 cấp độ như sau:
- Độ khó từ 0 -15% Không cạnh tranh (tối ưu hóa trong trang để đạt được vị trí cao).
- Độ khó từ 16 -30% |Cạnh tranh thấp (tối ưu hóa trong trang tốt và xây dựng một ít liên kết).
- Độ khó từ 31-45% Cạnh tranh trung bình (tối ưu hóa trong trang tốt và xây dựng liên kết trung bình)

- Độ khó từ 46-60% Cạnh tranh thực sự (tối ưu hóa trong trang cực tốt và xây dựng liên kết mạnh).
- Độ khó từ 61 -75% Cạnh tranh cao(tối ưu hóa trong trang cực tốt, lịch sử thành lập tốt và xây dựng liên kết cực mạnh).
- Độ khó từ 75 -90% Cạnh tranh gay gắt(lịch sử thiết lập cực tốt,liên kết cực mạnh và áp đảo)
- Độ khó từ 91% trở lên Cạnh tranh nhất trên Internet.
Chiến lược liên kết sẽ dựa vào mức độ cạnh tranh của từ khóa. Với các từ khóa có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi phải xây dựng nhiều liên kết trỏ đến trang thích hợp của bạn,và phải sử dụng nhiều anchortext cho các từ khóa liên quan (bao gồm cả liên kết trong,và liên kết bên ngoài).
Các yếu tố để xác định độ khó của từ khóa trong SEO .
 CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa.
 . Số lượt tìm kiếm từ khóa củat háng trước.
 . Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép.
 . Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle.
 . Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle.
 . Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor.
(7). Chỉ số sức mạnh trunh bình của các trang thuộc top 10 cho từ khóa.

Cách chọn từ khóa hiệu quả trong SEO

Các bạn ai đã từng học SEO điều biết cách chọn từ khóa hiệu quả trong SEO là như thế nào..? Hôm nay mình chỉ xin nhắc lại thôi, vì mình cũng đã từng học và hồi trước khi mới bước vào nghề mình chưa bao giờ tự mình lên cho mình một kế hoạch cụ thể nào về từ khóa trước khi SEO cho một website, mà chỉ tập trung làm mấy từ khóa chính... và chỉ làm theo cảm hứng ( không biết có bạn nào từng làm theo cảm hứng như mình chưa ? )
Cách chọn từ khóa hiệu quả trong SEO

Vì việc lựa chọn từ khóa trong SEO sao cho hiệu quả, là công việc rất quan trọng trong cả quá trình bạn làm SEO cho một website, nó mang tính chất quyết định đến thứ hạng cũng như ảnh hưởng đến kết quả doanh thu bán hàng của bạn
cách chọn từ khóa seo

( trải qua rồi nên mới biết ..hihi ), vì vậy trước khi bạn có ý định làm  SEO cho bất cứ sản phẩm nào, bạn nên lập ra cho mình một kế hoạch thật là chi tiết về từ khóa. Càng chi tiết càng tốt, tránh trường hợp bạn SEO lên top một số từ khóa chính mà doanh thu của bạn không hề tăng lên, cũng có trường hợp khi bạn không lên kế hoạch cụ thể về từ khóa dẫn tới một thời gian sau khi viết mấy bài viết liên quan đến từ khóa chính, bạn sẽ lâm vào tình trạng khan hiếm ý tưởng cho từ khóa để viết bài ( có lúc bạn sẽ không biết mình nên bắt đầu viết bài từ đâu), lúc này bạn lại mất thời gian và công sức để đi tìm từ khóa mới, chưa kể bạn phải xem lại các bài viết cũ của mình, xem những từ nào mình đã viết bài về nó.
Với kinh nghiệm cũng như kiến thức SEO của bản thân, mình xin có một chút ý kiến về lập kế hoạch cho từ khóa như sau:

Đầu tiên:
Bạn phải biết sử dụng Excel ( càng thành thạo càng tốt ).
Sau đó bạn hãy lên danh sách và chia ra các mục trong file excel đó  như :
- Từ khóa chính
- Từ khóa phụ
- Từ khóa biến thể
- Từ khóa thương hiệu ( nếu công ty hay sản phẩm bạn đã có chút thương hiệu trong lòng người tiêu dùng ).
- Từ khóa chung.
- Từ khóa tăng lượt truy cập ( traffic ) cho website.
- Từ khóa của đối thủ
- Từ khóa mới hay nói nôm na cho nó dễ hiểu là từ khóa trong quá trình bạn làm SEO thì nó vô tình xuất hiện, như trong quá trình bạn ngồi quán nước, đi backlink chẳng hạn.....
- Và mục từ khóa ....... gì gì đó ...

Cuối cùng bạn cố gắng dựa trên những từ khóa trên và xây dựng ra một cái " Cây " từ khóa cho website của mình.

Việc lập kế hoạch cụ thể cho từ khóa như trên sẽ rất có ích cho bạn trong công cuộc viết bài viết, giúp bạn dễ dàng quản lý tốt các từ khóa mà bạn đã và đang viết bài, xây dựng các internal links giữa các từ khóa có liên quan với nhau, hay xây dựng các  " liên kết đến " các từ khóa chính đó....
Qua bài viết cách chọn từ khóa hiệu quả trong SEO ( mặc dù còn nhiều thiếu xót ) nhưng mình hy vọng nó sẽ phần nào có ích với các bạn mới bước vào nghề SEO.

Quảng bá trang website

Khi mà phần lớn các liên kết đến trang website của bạn sẽ dần tăng lên vì mọi người khám phá nội dung của bạn thông qua tìm kiếm hoặc các cách khác và liên kết đến đó, Google hiểu rằng bạn muốn cho những người khác biết về những nỗ lực bạn đã đặt vào nội dung của mình.


Việc quảng bá trang website một cách hiệu quả cho nội dung mới của bạn sẽ giúp nội dung được khám phá nhanh hơn bởi những người có quan tâm đến cùng một chủ đề. Cũng giống như đối với hầu hết các điểm được bao gồm trong tài liệu này, việc làm theo các gợi ý này ở mức thái quá có thể thật sự gây hại cho danh tiếng trang web của bạn.
Các nguyên tắc hữu ích dành cho việc quảng bá trang website của bạn
• Blog về nội dung hoặc dịch vụ mới - Một bài đăng trên blog trong trang web của chính bạn cho phép các khách truy cập biết rằng bạn đã thêm điều gì đó mới là một cách tuyệt vời để nói về nội dung hay dịch vụ mới. Những người quản trị web khác theo dõi trang web hoặc nguồn cấp dữ liệu RSS của bạn cũng có thể chọn câu chuyện này.
• Đừng quên quảng bá ngoại tuyến - Đặt nỗ lực vào quảng bá ngoại tuyến cho công ty hoặc trang website của bạn cũng có thể xứng đáng. Ví dụ: nếu bạn có trang web kinh doanh, hãy đảm bảo rằng URL của trang web đó được ghi trên danh thiếp, tiêu đề thư, áp phích quảng cáo v.v.... Bạn cũng có thể gửi thư tin tức định kỳ đến các khách hàng thông qua thư để cho họ biết về nội dung mới trên trang web của công ty bạn.
• Biết về các trang web đa phương tiện xã hội - Các trang web được xây dựng dựa vào sự tương tác và chia sẻ của người dùng giúp kết hợp những nhóm người được quan tâm với nội dung liên quan dễ dàng hơn.
Tránh:
• cố gắng quảng bá từng mẩu nội dung nhỏ, mới do bạn tạo ra; hãy quảng bá những mục lớn, thú vị
• bao gồm trang web của bạn trong các lược đồ nơi nội dung của bạn được quảng bá một cách giả tạo đến các dịch vụ hàng đầu này
• Thêm doanh nghiệp của bạn vào Local Business Center của Google
- Nếu bạn điều hành doanh nghiệp địa phương, thêm thông tin của doanh nghiệp vào Local Business Center của Google sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng trên Google Maps và tìm kiếm web.
• Vươn ra các trang web trong cộng đồng liên quan đến trang web của bạn
- Có thể có một số trang website bao gồm các lĩnh vực chủ đề tương tự như trong trang web của bạn. Bắt đầu giao tiếp với các trang web này thường có lợi. Các chủ đề nóng trong ngành hoặc cộng đồng của bạn có thể giúp nảy ra những ý tưởng bổ sung cho nội dung hoặc xây dựng tài nguyên cộng đồng hữu ích.
Tránh:
• spam các yêu cầu liên kết tới tất cả các trang web liên quan đến lĩnh vực chủ đề của bạn
• mua các liên kết từ trang website khác với mục đích lấy Thứ hạng Trang thay vì lưu lượng truy cập.
Vì vậy bạn nên chọn phương pháp Quảng bá trang website theo các cách phù hợp sẽ giúp mọi người biết đến bạn nhiều hơn, qua đó trang website của bạn sẽ nổi tiếng hơn, đem lại doanh thu bán hàng cao hơn.

Kiến thức SEO

Xin chào..., hôm nay mình xin phép chia sẻ những câu hỏi, mà thường các bạn ai đã từng học qua lớp SEO cơ bản đã được học, hoặc đã đọc qua những kiến thức SEO này ở đâu đó trên internet ( mạng ), học online, tự học....v.v  xem như là mình tự kiểm tra lại mình xem thử, kiến thức SEO của mình có nắm chắc hay nắm có được nhiều không ?
Dưới đây mình xin đưa ra mấy câu hỏi cơ bản thôi, còn lại các bạn có thể tìm thêm và nên nhớ là tốt nhất là nên tự trả lời nha, vì qua đó mới biết bản thân mình đang còn thiếu và cần học thêm cái gì, để hướng tới một SEOpr hơn :)). Ra đường chém gió mạnh hơn... và điều quan trọng nhất là kiếm được nhiều tiền hơn.

Hy vọng qua mấy câu hỏi về kiến thức SEO trên ( biết là đang còn thiếu nhiều lém ví dụ như : SEO mũ trắng, mũ đen...) sẽ có ích cho bạn trong khâu ôn lại kiến thức cho mình, vì mấy câu dạng này, nếu bạn là người mới học SEO ra, khi đi xin việc thì sẽ có một số công ty lúc phỏng vấn sẻ hỏi bạn ( cái này thì mình đã từng gặp 2 nơi rồi ) mấy câu trên. Nên mình khuyên các bạn nếu là đi xin việc lần đầu, các bạn nên đầu tư kỹ mấy câu kiến thức SEO cơ bản dạng này ( cộng thêm kinh nghiệm thực tế của chính bạn nữa ), là bạn có thể tự tin đi phỏng vấn mà không lo lắng thêm điều gì ? he he he.
Mình xin hết, có gì thiếu xót (văn không hay cho lém ) mong các bác và mọi người góp thêm tý thóc cho mình nấu đủ nồi cơm.

Cách xây dựng link cho website có nhiều bài viết

Dạo này có nhiều người hay hỏi mình cách xây dựng link liên kết như thế nào cho hiệu quả, nên hôm nay mình viết bài này, với mục đích chia sẻ một cách đi link mà mình đã làm thành công, đó là cách xây dựng link cho website có nhiều bài viết .
Cách xây dựng link cho website có nhiều bài viết

Mô hình xây dựng link liên kết này rất quen thuộc với mọi người, nhất là những người từng đã tìm hiểu về SEO qua mạng, học SEO online, hay đã tham gia các khóa học SEO,.. , cách xây dựng này giúp website của bạn có sự liên kết bền vững hơn ( giống như trong câu chuyện bó đũa, hay giống trong trận đánh Xích Bích, trong bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa). Lưu ý với mấy bạn là mô hình này chỉ có tác dụng với các website có mấy chục bài viết trở lên nha ( vì lúc này nó mới phát huy hết công lực của nó).
Để xây dựng được mô hình này, bước quan trọng nhất là: Trước khi bắt tay vào làm một website để SEO, bạn phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể và càng chi tiết càng tốt, cụ thể ở đây là vấn đề về từ khóa, bạn phải tự mình xây dựng cho mình một cây từ khóa ( vì một từ khóa là một chủ đề, là một bài viết riêng trên website của bạn ). Nhưng bạn phải lưu ý là từ khóa không được đi xa chủ đề của website của mình quá.
Tiếp theo là bạn phải tự xây dựng một kế hoạch post bài sao cho phù hợp lên website của mình, bước này cũng rất quan trọng vì khi bạn post bài một cách có khoa học thì bạn rất dễ dàng đặt link liên kết giữa các bài viết có từ khóa liên quan lại với nhau.
Bước tiếp theo là bạn xây dựng link liên kết các bài viết trên website của mình với nhau theo hai mô hình mà người làm SEO hay làm đó là:

Mô hình link pyramid :

Mô hình link pyramid

Mô hình link wheel :

Mô hình link wheel

Chắc đọc đến đây bạn đã hiểu rõ về cách xây dựng link cho website có nhiều bài viết rồi đúng không ? Nên mình cũng xin dừng luôn không viết nữa :) . Nếu có bạn nào chưa hiểu lém thì cứ liên lạc với mình, mình luôn sẵn sàng chia sẻ với mấy bạn ( nếu điều đó mình biết ).

Các khái niệm về Seo -Part2

Social media optimization (SMO) là gì?

Theo định nghĩa của Bách Khoa Toàn thư mở Wikipedia SMO là một tập hợp
những phương thức để thu hút khách ghé vào xem nội dung website bằng cách
quảng bá và quảng cáo nó thông qua các phương tiện (truyền thông) xã hội.
SMO là một tập con của Marketing truyền thông xã hội – các sản phẩm / dịch vụ
quảng cáo, quảng bá thông qua phương tiện xã hội. SMO là một trong hai
phương thức tối ưu hóa trực tuyến nội dung website (để thu hút khách), một
phương thức khác là search engine optimization (SEO).

Người ta chia SMO thành hai nhóm chính:
- Nhóm 1: các công cụ truyền thông xã hội (đặt trên các website) được thêm
vào chính bài viết như: RSS feeds, các nguồn tin tức, các nút chia sẻ,
người dùng bình chọn, các hình ảnh, video của công ty thứ ba.
- Nhóm 2: các hoạt động quảng bá qua các phương tiện xã hội riêng từ nội
dung đang được quảng bá bao gồm: bài viết blog, viết comment trên các
blog khác, tham gia vào các nhóm xã hội, thông báo trạng thái cập nhật
trên các hồ sơ ở các mạng xã hội.

SMO liên quan đến Marketing (qua) máy tìm kiếm – SEM nhưng có sự khác biệt
đó là nó tập trung điều hướng giao thông (truy cập trang web) từ các nguồn khác
hơn là từ máy tìm kiếm. Tuy nhiên, việc cải tiến thứ hạng (của kết quả trả về) tìm
kiếm cũng mang lại lợi ích cho thành công của SMO.

SMO là kỹ thuật kết nối theo nhiều cách khác nhau để marketing lang truyền – từ
truyền miệng không chỉ thông qua mối quan hệ bạn bè, gia đình mà còn thông
qua các đánh dấu xã hội (social bookmarking), các website chia sẻ hình ảnh,
video clip. SMO có cách kết nối gần giống với các blogs gắn bó với việc chia sẻ
nội dung thông qua việc dùng RSS trong môi trường blog và các máy tìm kiếm
dành riêng để tìm blog.

Tối ưu hóa truyền thông xã hội được xem như một bộ phận tích hợp của quản trị
danh tiếng trực tuyến (ORM) hoặc chiến lược quản trị danh tiếng (qua) máy tìm
kiếm (SERM) cho các tổ chức, cá nhân có sự quan tâm về sự hiện diện (bộ mặt)
của họ trên mạng.

SMO không bị giới hạn trong lĩnh vực marketing và xây dựng thương hiệu. Càng
ngày các doanh nghiệp khôn ngoan tham gia vào phương tiện xã hội tích hợp
như một phần của chiến lược quản lý kiến thức của họ (ví dụ: phát triển dịch vụ /
sản phẩm, tuyển dụng, khích lệ nhân viên, doanh thu, xây dựng thương hiệu,
mở rộng quan hệ và làm hài lòng khách hàng, phát triển kinh doanh,…)

ASO là gì ?
ASO hay còn họi là App store optimization: là quá trình nâng cao khả năng hiển
thị của một ứng dụng điện thoại di động (chẳng hạn như một chiếc iPhone, iPad,
Android, ứng dụng Windows Phone) trong một cửa hàng ứng dụng (như iTunes,
Google Play trên Android). App store optimization (ASO) là tương đương với tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO. Cụ thể, App store optimization (ASO) bao gồm
các quá trình xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm ứng dụng trên một app store
và biểu đồ bảng xếp hạng. Việc đứng cao trong kết quả tìm kiếm của app store
sẽ giúp tăng số lượng download ứng dụng

Ad Network là gì?
Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều
website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều
website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks
lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity,
Adnet của Adbay

Adwords là gì?
Adwords – Google Adwords: là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các
nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các
trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường
được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

10 chiêu tăng hiệu quảng cáo Google Adwords
Nếu bạn muốn chắc chắn rằng khách hàng mục tiêu sẽ tìm thấy trang web của
bạn thì bạn cần cả tối ưu hoá trang web (Search Engine Optimization – SEO) và
quảng cáo trả tiền cho mỗi lần kích chuột (Pay Per Click- PPC). Sau đây là 10
chiêu giúp bạn quảng cáo trên Google AdWords thành công, thu hút và tìm kiếm
thêm nhiều khách hàng mới với chi phí thấp nhất.

- Link đến các trang đích đến liên quan

+ Trừ khi trang chủ của bạn là trang bán hàng mục tiêu, nếu không bạn
không nên sử dụng trang chủ để làm trang đích đến của bạn. Thay vào đó
bạn hãy làm link đến một trang sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.
+ Làm điều này bàng cách nào? Bạn có thể tạo ra các trang đích đến liên
quan cho quảng cáo, các trang này sẽ trình bày các nội dung hữu ích liên
quan mà chắc chắn khách hàng muốn tìm kiếm. Thêm vào đó, trang đích
đến phải có thiết kế bắt mắt, nội dung chặt chẽ nếu muốn thực sự thu hút
khách hàng.

- Tối ưu hoá những cài đặt chiến dịch
+ Trước tiên, hướng đến khách hàng mục tiêu bằng cách chọn ngôn ngữ
và quốc gia bạn muốn chinh phục. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn
quảng cáo trên Google AdWords thành công.

+ Nếu bạn mới chỉ bắt đầu sử dụng quảng cáo trên Google AdWords thì
tốt nhất bạn chỉ nên chọn “Google Search” (tìm kiếm trên Google” trong
chức năng hệ thống. Khi bạn chọn“Search Network” (hệ thống tìm kiếm)
và “Content Network” (hệ thống nội dung), bạn sẽ yêu cầu các quảng cáo
của bạn hiển thị trên các hệ thống phụ khác. Kết quả của điều này là
quảng cáo có thể nhận thêm nhiều lần nhấp chuột nhưng không có nghĩa
là bạn kinh doanh hiệu quả hơn.

- Kiểm tra các quảng cáo phức tạp
+ Quảng cáo trên Google AdWords có một đặc điểm đó là quảng cáo theo
hình thức này cho phép bạn kiểm tra các quảng cáo phức tạp cùng một
lúc. Do đó, bạn có thể tìm ra quảng cáo nào đem lại tỷ lệ kích chuột cao
hơn.

+ Nếu bạn muốn tạo ra từ 3 đến 5 quảng cáo, những quảng cáo này sẽ
hiển thị các kết quả khác nhau và mang lại lợi ích khác nhau. Khi bạn có
thể nhận ra quảng cáo nào thể hiện tốt nhất bạn có thể loại bỏ những
quảng cáo hoạt động không hiệu quả.

- Chèn từ khoá mục tiêu vào quảng cáo

+ Tôi thích sử dụng Wordtracer để tìm những từ khoá tối ưu. Khi tôi đã tìm
thấy những từ khoá tốt nhất, tôi sẽ chèn chúng vào tiêu để và phần miêu
tả của quảng cáo. Điều này rất có lợi vì Google sẽ đánh dấu và in đậm các
từ khoá đã được tìm kiếm trong quảng cáo của bạn.

+ Điều này rất quan trọng vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người
lướt qua kết quả tìm kiếm, họ sẽ tìm các từ khía nào họ đã từng vào. Bôi
đen các từ khoá đã được tìm kiếm sẽ giúp quảng cáo của bạn thu hút
được sự chú ý của người truy cập nhiều hơn. Đồng thời, Google sẽ là
người đầu tiên cho bạn biết các quảng cáo với các từ khoá đã được tìm
kiếm thông thường có hiệu quả cao hơn các quảng cáo không chứa các từ
khoá đã được tìm kiếm.

+ Tôi cũng khuyên rằng bạn nên đặt từ khoá trong ngoặc “[ ]“. Ví dụ: bạn
sẽ bán giầy thể thao, bạn cho cụm từ đó vào trong ngoặc [giầy thể thao],
khi đó quảng cáo của bạn sẽ hiển thị cho cụm từ khoá chính xác. Nếu ai
đó đánh các cụm từ khác (ví dụ “siêu thị giầy”) thì quảng cáo của bạn sẽ
không hiển thị.

- Quảng bá lợi ích

Xác định những lợi ích nổi bật nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ và đưa
chúng vào trong quảng cáo của bạn. Ví dụ: giảm cân nhanh, trẻ trung
hơn… Tuy nhiên, hãy nhớ một điều rằng người xem chỉ đi tìm những sản
phẩm, dịch vụ họ thực sự cần.

- Chèn vào quảng cáo các từ hấp dẫn
Hãy bắt đầu tiêu đề với những từ miêu tả hấp dẫn như “Miễn phí, Nhiều
hơn, Mới, Khám phá…” Tuy nhiên những từ giống như tốt nhất hay hoàn
hảo nhất thì bạn nên tránh sử dụng.

- Sử dụng từ ngữ kích thích cảm xúc người xem

+ Từ ngữ phát sinh cảm xúc hay sự nhiệt tình sẽ tạo nên nhiều phản ứng
hơn bất cứ điều gì. Hầu hết người xem trực tuyến đều tìm kiếm một giải
pháp cho một số vấn đề. Nếu bạn có thể đưa ra một giải pháp marketing
và cùng lúc đó thu hút cảm xúc của họ thì quảng cáo của bạn chắc chắn
sẽ có nhiều người truy cập hơn.

+ Sau đây là một số cụm từ có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn: tiết
kiệm ngay từ bây giờ, giảm giá, khám phá, khuyến mại đặc biệt…
Những cụm từ dưới đây bạn cũng khó có thể bỏ qua:
• Làm thế nào…để
• Tiết kiệm 50% và mua ngay bây giờ
• Download miễn phí
• Hãy đặt ngay hôm nay
• Ngày mai kết thúc đợt giảm giá

- Sử dụng ưu thế sản phẩm độc nhất – USP (Unique Selling Proposition)

Sử dụng ưu thế sản phẩm độc nhất trong quảng cáo của bạn. Chính điều này
tạo nên sự khác biệt và phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh. Điều gì làm
cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt hơn, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh?
Hãy thể hiện tất cả trong quảng cáo của mình.
- Loại bỏ một số từ nếu không ảnh hưởng gì

Loại bỏ một số từ không có ích đi, làm sao cho các câu trong quảng cáo của bạn
càng ngắn gọn, xúc tích càng tốt. Đôi khi những từ thừa có thể thể hiện sự thiếu
tính chuyên nghiệp trong việc làm quảng cáo.

- Tránh những người tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ miến phí
+ Có rất nhiều người chỉ đi tìm kiếm các sản phẩm miến phí, do đó bạn không
cần số lần kích chuột từ những người này bởi lẽ họ thực sự không có nhu
cầu mua hàng. Có thể tránh họ bạn sẽ có số lần kích chuột vào quảng cáo ít
hơn nhưng điều đó không hẳn là không có lợi vì quảng cáo của bạn sẽ chỉ
thu hút các khách hàng thực sự, sẵn sàng thanh toán cho sản phẩm/dịch vụ
mà họ cần. Thêm vào đó, giá quảng cáo trên Google AdWords cũng thấp
hơn.
+ Nếu bạn có thể vận dụng thành công các chiêu thức trên, chắc chắn quảng
cáo trên Google AdWords của bạn sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Chúc bạn
thành công với Google Adwords.