PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH TỐT NHẤT CHO TRẺ EM


Trước hết, phải nói qua về phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay.


Hiện nay cái phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất mà hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy là cái phương pháp gọi là immersion language teaching, hay còn gọi là content-based,

Cách dạy này với 2 nguyên tắc chính:

+ 1. Ném trẻ con vào môi trường ngôn ngữ đó và nó sẽ tự xoay xở;

+ 2. Dạy nội dung qua ngôn ngữ, tức là cái focus không phải ở ngôn ngữ mà là ở nội dung mà ngôn ngữ đó truyền tải.

Học sinh ta ngày xưa học ngoại ngữ trong trường học chắc đều nhớ là bao giờ cũng có mẫu câu, phải thuộc cái mẫu câu đó rồi sau đó thì biết là dùng trong trường hợp nào, đúng không? Chúng ta toàn học theo cách đó, và bây giờ trong các trường người ta vẫn dạy cách đó, nên trẻ con học hết cấp III rồi vẫn chẳng thốt lên được một câu để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài.

Với cách dạy immersion language teaching, trẻ con sẽ được giới thiệu với topic, học xung quanh topic đó một cách tự nhiên và ngôn ngữ thì tự nó thấm vào một cách tự nhiên. Nôm na nó là như thế, nên chúng nó không phải băn khoăn là à, bây giờ thế này thì phải nói thế nào nhỉ, như người lớn chúng ta học ngoại ngữ vẫn thường phải thế.

Lời khuyên:

Vì vậy, khi chọn chỗ học ngoại ngữ cho con mà các bố mẹ thấy cô giáo dạy kiểu như là: Apple là quả táo, các con nhớ chưa, thì xin bố mẹ hãy tránh ra xa, các con sẽ có một đống từ lộn xộn trong đầu và có thể biểu diễn được cho bố mẹ biết là apple là quả táo, banana là chuối nhưng vô hình chung là khả năng ngôn ngữ của các con đang bị kìm hãm đấy, sẽ giải thích rõ hơn vấn đề này sau.

Các nguyên tắc học ngoại ngữ chính:


1. Học càng sớm càng tốt.

Tiểu học là 1 giai đoạn rất quan trọng để học tiếng Anh. Đó là bởi vì đây được coi là giai đoạn đầu tiên bé tiếp cận với 1 ngôn ngữ mới (thông thường các trường bắt đầu dạy tiếng Anh cho bé từ lớp 3). Với các mẹ cho con đi học tiếng Anh từ những năm 3-4 tuổi thì rất tốt rồi nhưng với các mẹ ko có thời gian và điều kiện cho bé học tiếng Anh từ khi còn học mẫu giáo thì việc các bé học tiểu học mới bắt đầu học tiếng Anh phải thực sự được quan tâm.
Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi... Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra. Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.

2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ:

Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn, và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản thôi: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt không thì đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song như thế, ngược lại nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau, và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố...Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép - nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.

3. Học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức cái nội dung cần truyền tải.

Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link thẳng cái object đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải NGHĨ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra. Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.

4. Học ngoại ngữ phải kiên trì:

Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid, tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: mưa lâu thấm dần, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích...Mỗi đứa trẻ phát triển rất riêng mà, có đứa mới đi học đã thao thao, có đứa chẳng nói gì. Nhưng bạn yên tâm, nếu vứt nó vào môi trường phải sử dụng tiếng Anh, nó sẽ bật ra. Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.

5. Học Tiếng Anh phải chuẩn ngay từ đầu:

Accent (giọng đọc ) không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing... nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm. Người nước ngoài với một giọng chuẩn là ổn, vì người nước ngoài có 2 lợi thế hơn so với người Việt: trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì

+ Họ không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ;

+ Họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp;

+ Khả năng tạo fun của họ vẫn kém người nước ngoài!!!

Tóm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất. Giáo viên nươc ngoài dạy cho Trẻ em vẫn hay hơn.

6. Học dưới nhiều hình thức:

Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài...Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: Vì những lí do sau:

+ Khi xem phim, trẻ phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người.

+ Học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như pooh hay barbie, hay strawberry shortcake, hay totally spices đang chiếu trên disney channel, nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới.

+ Máy tính và internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó, và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì các bố mẹ biết rồi.

7. Điều không nên làm:

Đừng bao giờ hỏi con quả táo bằng tiếng Anh là gì con nhỉ nhé. Điều tối kỵ đấy. Thay vào đấy, cầm quả táo lên và hỏi: What is this?


Hy vọng những thông tin trên bổ ích. Các bố mẹ có nhiều kinh nghiệm hay thì cùng chia sẻ nhé.

BÍ QUYẾT DẠY TIẾNG ANH QUA BÀI HÁT


Để học sinh có thể học được nhiều từ vựng và nhớ được lâu thì cần phải ôn đi ôn lại nhiều lần. Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả, vừa có tác dụng khiến cho giờ học thêm sinh động, tạo hứng thú cho học sinh, vừa có thể tăng vốn từ cũng như khả năng nhớ lâu lượng từ đó một cách dễ dàng là cho học sinh học những bài hát tiếng Anh.


Trước tiên hãy chọn những bài hát có lời dễ hiểu, nội dung và nhạc điệu hay, nếu là bài hát được số đông học sinh yêu thích là tốt nhất. Hãy cho thời gian để học sinh của bạn có thể đọc và hiểu sơ qua lời bài hát. Bạn đừng đòi hỏi học sinh của mình phải dịch toàn bộ lời bài hát ra tiếng Việt ngay mà chỉ cần nắm được nội dung là đủ. Lưu ý phương pháp này không áp dụng cho thể loại nhạc Rap vì trong lời bài hát thường có những tiếng lóng (slang) không được dùng phổ biến trong tiếng Anh giao tiếp hàng ngày.

Tiếp theo, hãy để học sinh điền vào chỗ trống một vài từ khó do bạn chọn lọc ra từ trước. Mục đích của việc nghe và điền từ vào chỗ trống không chỉ để luyện kỹ năng nghe của học sinh, mà trong khi nghe đi nghe lại bài hát đó nhiều lần, học sinh của bạn có thể phần nào đó thuộc lời bài hát cũng như những từ


vựng có trong bài. Khi học sinh của bạn đã có thể hát theo bài hát đó, bạn chỉ cần dạy cho học sinh ý nghĩa và cách dùng những từ vựng học sinh của bạn đã gặp trong bài, vì đã có ấn tượng từ trước nên những từ vựng này sẽ đi vào bộ nhớ của học sinh rất nhanh và rất lâu.

Nếu có thời gian và điều kiện, hãy đầu tư cho bài học của mình hơn bằng cách dựng các video có tranh ảnh sinh động và lời bài hát (lyric) ở dưới để học sinh nhìn và hát theo (giống như hát karaoke). Hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần tạo một power point có tranh minh họa bắt mắt và phần lời bài hát, bạn có thể để phần lời đó ẩn hay hiện ra lúc nào bạn cần. Bằng việc kết hợp học bằng tai (listen), mắt (see) và cảm nhận (feel) giai điệu của bài hát, học sinh của bạn chắc chắn sẽ rất thích thú với giờ học tiếng Anh trên lớp.

Đây là một phương pháp rất đơn giản và đã được nhiều giáo viên áp dụng. Nếu hiểu đúng được ý nghĩa của phương pháp này và vận dụng một cách sáng tạo, bạn sẽ không chỉ giúp học sinh của mình học được thêm nhiều từ vựng mà còn có thể tạo cho học sinh của bạn sự thích thú và hào hứng trong giờ học tiếng Anh của mình.

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ THIẾU KHI BẮT ĐẦU HỌC NGOẠI NGỮ


Bạn đã bao giờ gặp rắc rối trong việc không biết phải bắt đầu học ngoại ngữ như thế nào? Việc học tập đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều lần nếu bạn áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây:

1. Tìm nơi học tập

Đây là bước đầu tiên để có một việc học hiệu quả, bạn hãy tìm một nơi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để bắt đầu học. Mỗi người đều có một nơi học tập ưa thích khác nhau nhưng đa số mọi người không thể học được nếu nơi đó quá ồn ào. Nơi học tập là cực kỳ quan trọng nhất là khi bạn đang học để chuẩn bị cho các kì thi, vì một khi bạn đã không thể tập trung thì bạn sẽ không hiểu gì hết và đương nhiên là bạn sẽ không muốn tiếp tục học nữa.

2. Luôn mang theo quyển từ điển khi học:


Vì đây là bắt đầu học ngoại ngữ nên chắc chắn sẽ có nhiều từ bạn không hiểu nghĩa, lúc đó quyển từ điển sẽ phát huy tác dụng. Thêm vào đó, nếu bạn có thể kiếm được những tài liệu tham khảo liên quan đến cuốn sách bạn đang học thì cũng nên mang theo khi học vì chúng sẽ rất hữu dụng nếu có thuật ngữ hoặc điều nào không hiểu thì bạn có thể dùng tài liệu tham khảo này để đối chiếu.


3. Tài liệu học tập (học liệu)

Có thể bạn cảm thấy học ngoại ngữ có rất nhiều nguồn học trên Internet hay sách báo nhưng bạn cũng


cần chú ý rằng chọn nguồn sách học là rất cần thiết vì nó phải phù hợp với trình độ của bạn vì nếu bạn chọn một quyển sách quá dễ thì sẽ gây nhàm chán còn sách quá khó thì lại khiến bạn nản lòng và không cần chú ý rằng chọn nguồn sách học là rất cần thiết vì nó phải phù hợp với trình độ của bạn vì nếu bạn chọn một quyển sách quá dễ thì sẽ gây nhàm chán còn sách quá khó thì lại khiến bạn nản lòng và không muốn học nữa. Chính vì thế hãy kiểm tra trình độ của mình qua các bài test để tìm nguồn tài liệu cho phù hợp.

4. Dùng bút highlight để đánh dấu những ý, những câu hoặc những từ quan trọng


Điều này sẽ rất hữu ích để giúp bạn xem lại những ý chính hoặc là đánh dấu những phần không hiểu. Bạn có thể cẩn thận ghi notes những ý quan trọng vào một tờ giấy khác đừng quên kèm theo số trang. Để dễ tìm thì bạn có thể đánh dấu những phần bạn không hiểu để sau đó quay lại học những phần này một cách kỹ hơn.


5. Kiên trì

Thông thường những người bắt đầu học hay cảm thấy nản lòng khi gặp bài khó hay là kết quả quá thấp. Nhưng cho dù có cảm thấy chán đi chăng nữa thì bạn cũng hãy cố gắng học thường xuyên để ít nhất thì bạn có thể biết được kết quả của mình ra sao rồi từ đó cố gắng nhiều nữa để có một kết quả tốt hơn. Ví dụ khi học nghe, bạn dễ cảm thấy chán nản và mệt mỏi nhưng nếu bạn kiên trì luyện tập mỗi ngày bạn sẽ thấy kĩ năng nghe của mình tiến bộ rất nhanh.

6. Nghỉ ngơi


Nếu bạn cảm thấy mỏi mắt khi đọc hay làm bài tập thì tốt nhất là hãy dừng học một lúc để cho mắt có thời gian thư giãn và dành thời gian này để suy nghĩ về kế hoạch học tập tiếp theo, sắp xếp lại các ý mình vừa học theo một trình tự logic nhất định. Viết ra những câu hỏi, những băn khoăn thắc mắc mà bạn có (cho đến lúc bấy giờ) để có thể tham khảo ý kiến bạn bè hay thầy cô.


7. Hỏi xin lời khuyên

Nếu sau khi sử dụng tất cả những cách trên mà bạn vẫn không thể học tập tốt như mong muốn thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Họ sẽ trả lời cho bạn mọi thắc mắc về việc học tập và những băn khoăn của bạn và còn có thể sẽ đưa ra cho bạn những cách học hữu ích khác để bạn đỡ “vất vả” hơn với những bài tập tiếp theo.

Và bạn nhớ rằng học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài và bạn cần phải có ít nhất là những thứ sau đây: thời gian, từ điển, bút viết, bút highlight, giấy, cái đánh dấu trang sách và cả sự kiên nhẫn nữa. Bạn hãy cố gắng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi bắt đầu học để có một điểm khởi đầu tốt nhé. Hy vọng kết quả học của bạn càng ngày càng tiến bộ!

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN MỘT GIÁO VIÊN NÊN BIẾT (PHẦN 1)


Ai cũng biết để trở thành một giáo viên mẫu mực, chuyên nghiệp người giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức giảng dạy phong phú, phương pháp tiếp cận đa dạng. Global Education trích đăng những một số điều cơ bản mà những người làm nghề giáo nên biết.


Điều 1

Hãy vui cùng những thành tích (dù rất nhỏ) của học trò đồng thời hãy chia sẻ những thất bại với chúng.

Điều 2

Gần gũi và thân thiện với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.

Điều 3

Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.

Điều 4

Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.

Điều 5

Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.

Điều 6

Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.

Điều 7

Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.

Điều 8

Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì chia sẻ, động viên.

Điều 9

Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.

Điều 10

Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em bị điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN MỘT GIÁO VIÊN NÊN BIẾT (PHẦN 2)


Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp. Đây là điều lưu ý thứ 11 trong “những điều cơ bản một giáo viên nên biết”.

Điều 12.

Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.

Điều 13.

Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.

Điều 14.

Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.

Điều 15.

Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.

Điều 16.

Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bận cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.

Điều 17.

Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.

Điều 18.

Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.

Điều 19.

Đừng dạy học sinh quá tự tin - sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.

Điều 20.

Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng.

Học sinh luôn coi thầy cô của mình là những tấm gương về đạo học và tri thức để học tập, noi theo. Để có thể là người thầy đúng nghĩa, người giáo viên không chỉ đơn thuần dạy học sinh “chữ” mà còn dạy các em “nghĩa”.

8 NGUYÊN TẮC ĐƠN GIẢN GIÚP GIÁO VIÊN TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH


Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 8 nguyên tắc đơn giản giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập.

Nguyên tắc 1:

Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái niệm này trong các bài giảng và bài tập về nhà trong suốt khóa học. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau.

Nguyên tắc 2:

Sử dụng các phương tiện nghe nhìn (visual aids) khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm


khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời.

Nguyên tắc 3:

Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác (fact) cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Ví dụ như khi dạy học sinh về vị trí của trạng từ trong câu “She is very beautiful”, trạng từ “very” đứng trước tính từ “beautiful”. Đó là fact. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ. Trở lại ví dụ trên, học sinh có thể suy ra cách sắp xếp trật tự trong câu sau: “She is much more beautiful than her sister” bởi vì theo nguyên tắc trạng ngữ đứng trước tính từ.

Nguyên tắc 4:

Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài text, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn.

Nguyên tắc 5:

Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Chẳng hạn, khi dạy học sinh về thì tương lai tiếp diễn ”will be +Ving”, giáo viên có thể nhắc lại thì hiện tại tiếp diễn mà học sinh đã biết “to be + Ving”. Điều này sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn.

Nguyên tắc 6:

Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn với những bài có nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên ngành. Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa những chú thích của giáo viên về những từ khó.


Nguyên tắc 7:

Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi học tiểu học. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho họ một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả với sinh viên các trường đại học, cao đẳng vì họ sẽ gắng hết sức để khẳng định mình.

Nguyên tắc 8:

Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi ch học sinh khi đạt được những yêu cầu đó.

Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác dụng.

4 CÁCH HỌC TỪ VỰNG TỐT NHẤT


Học từ vựng là một sự đầu tư về thời gian và công sức mang lại niềm vui thích và lợi ích thiết thực. Ít nhất mỗi ngày dành ra 15 phút tập trung vào học từ vựng có thể cải thiện nhanh chóng vốn từ vựng của bạn. Nhờ đó bạn có thể tăng khả năng giao tiếp, viết luận và diễn thuyết. Sở hữu vốn từ vựng phong phú sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong học tập, công việc cũng như ngoài xã hội. Nó giúp bạn hiểu được ý tưởng của người khác và cũng như việc người khác có thể hiểu được suy nghĩ và ý tưởng của bạn hơn.

Tất nhiên bạn đã biết hàng ngàn từ, và bạn vẫn tiếp tục học thêm nữa mặc dù là bạn có dùng đến hay không. Sự thật là, rất nhiều từ vựng mà bạn biết là do tình cờ thấy chúng trong khi đọc sách, trong giao tiếp hoặc trong lúc xem ti vi. Nhưng để tăng hiệu quả, thì bạn cần có một hướng tiếp cận phù hợp và tận tâm với nó. Nếu 1 ngày bạn chỉ học 1 từ mới thì sau 3 năm bạn sẽ có hơn 1 nghìn từ mới trong vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm học 10 từ 1 ngày, thì chỉ trong vòng 1 năm bạn đã bổ sung thêm được hơn 3000 từ, và có thể đã hình thành được một thói quen tự học và tự cải thiện chính mình.
4 bước cơ bản để tăng vốn từ vựng
1. Nhận biết từ ngữ

Nhiều người thấy ngạc nhiên khi họ có vốn từ vựng rất ít “mặc dù đã đọc rất nhiều”. Điều này cho thấy chỉ việc đọc thôi là không đủ để học từ mới. Ví dụ: khi đọc 1 cuốn tiểu thuyết chúng ta thường có một mong muốn nhanh chóng kết thúc câu chuyện và bỏ qua những từ không quen thuộc. Rõ ràng là khi gặp 1 từ hoàn toàn không biết , bạn sẽ phải đặc biệt chú ý tới những từ dường như quen thuộc với bạn nhưng lại không biết nghĩa chính xác của nó.


Thay vì việc tránh những từ đó, bạn cần phải nghiên cứu chúng kĩ hơn. Đầu tiên, cố gắng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh- hay nghĩa của đoạn văn có từ đó. Thứ hai, nếu có trong tay 1 cuốn từ điển thì hãy tra nghĩa của nó ngay. Điều này có thể làm chậm quá trình đọc nhưng việc hiểu rõ nghĩa của từ hơn sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn và hiểu nhanh hơn những đoạn tiếp theo. Hãy luyện tập từ vựng hàng ngày, bất cứ khi nào bạn đọc sách, nghe đài, xem ti vi hay nói chuyện với bạn bè.

2. Đọc

Khi đã nhận biết được từ vựng rồi thì việc đọc là bước quan trọng tiếp theo để tăng vốn từ của mình. Bởi bạn sẽ thấy hầu hết các từ đều cần học. Đó cũng là cách tốt nhất để kiểm tra lại những từ mà bạn đã học. Khi bạn gặp lại từ đó, bạn sẽ hiểu nó. Điều này chứng tỏ bạn đã biết được nghĩa của từ.

Bạn nên đọc những gì? Bất cứ cái gì gây hứng thú cho bạn-bất cứ cái gì làm bạn muốn đọc. Nếu bạn thích thể thao, bạn có t hể đọc các trang thể thao trên các báo, tạp chí như Sports Illustrated, hoặc những cuốn sách về những vận động viên yêu thích. Nếu bạn hứng thú với trang trí nội thất, hãy đọc những tạp chí như House Beautiful – hãy đọc chứ đừng chỉ nhìn tranh thôi nhé

Những người có vốn từ vựng ít thường không thích đọc chút nào cả bởi họ không hiểu nghĩa của nhiều từ. Nếu bạn cảm thấy việc đọc tẻ nhạt như vậy thì hãy thử cách khác dễ hơn. Báo thường dễ đọc hơn tạp chí. Tạp chí Reader’s Digest dễ đọc hơn The Atlantic Monthly. Sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc những thứ bạn không hiểu hoặc không thấy hứng thú. Điều quan trọng là bạn đọc thứ mà bạn cảm thấy hay và đọc càng thường xuyên càng tốt. .

3. Dùng từ điển

Hầu hết mọi người đều biết cách tra nghĩa của từ bằng từ điển. Sau đây là một số điểm lưu ý

• Có riêng một cuốn từ điển

Hãy để nó ở nơi mà bạn thường xuyên đọc

• Khoanh tròn từ bạn tìm

Sau khi khoanh tròn, mắt bạn sẽ tự nhiên di chuyển tới những từ mà bạn vừa khoanh tròn bất cứ khi nào mở từ điển ra. Việc này sẽ giúp bạn ôn tập nhanh

• Đọc tất cả các nghĩa của từ

Hãy nhớ là 1 từ có thể có nhiều hơn 1 nghĩa, và nghĩa mà bạn tìm có thể không phải là nghĩa đầu tiên xuất hiện trong từ điển. Thậm chí nếu như vậy thì nghĩa khác của từ cũng giúp bạn hiểu thêm cách sử dụng của từ đó. Và trong mỗi phần giải nghĩa của từ, sẽ có thể cho bạn biết thêm về quá trình phát triển tới nghĩa hiện tại của từ. Điều này có thể sẽ làm tăng hứng thú học từ vựng cũng như sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

4. Học và ôn luyện thường xuyên

Khi đã biết từ rồi, việc xây dựng vốn từ vựng đơn giản là ôn luyện từ thường xuyên cho tới khi nó nằm trong trí nhớ của bạn. Tốt nhất là bạn tự đề ra 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày để học từ mới. Trong thời gian này, bạn có thể tra từ điển nghĩa các từ mà bạn gặp và ôn lại những từ cũ trong quá trình học. Đặt mục tiêu về số lượng từ bạn sẽ học trong 1 ngày. 15 phút mỗi ngày sẽ mang lại kết quả tốt hơn là nửa tiếng một tuần hoặc tương tự thế. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có thể bỏ ra nửa tiếng một tuần thì có thể bắt đầu như vậy. Sau đó bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho nó và sẽ đi đúng hướng.

Để ôn từ hiệu quả, tất cả thông tin về từ đó nên được để cùng 1 chỗ, chẳng hạn như trong cuốn sổ ghi chép hoặc thẻ mục lục. Thẻ mục lục rất thuận tiện vì từ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái nên có thể tra cứu lại dễ dàng. Và bạn cũng có thể mang chúng theo mình và học từ vựng ở mọi nơi. Học từ một cách có phương pháp, hệ thống và ôn luyện ít nhất 2 tuần một lần.

Đừng vứt thẻ mục lục đi bởi bạn sẽ có cảm nhận được thành quả của mình đạt được khi thấy tập thẻ ngày càng nhiều lên và thỉnh thoảng có thể nhìn chồng thẻ cũ mà nghĩ rằng “ Thực sự là trước đây tôi đã không biết nghĩa của từ này đấy!”

ĐỂ HỌC TỐT TIẾNG ANH


Để có được những kiến thức thật tốt về Tiếng Anh thì mỗi người cần phải luyện tập thật sự thì mới có thể đạt được trình độ mà mình mong muốn. Có rất nhiều phương pháp để mỗi người có thể vận dụng cho việc học tập cho riêng mình thế nhưng để có thể vận dụng tốt những phương pháp đó thì chúng ta phải cần có một nền tảng thật vững chắc, và những điều dưới đây chính là những điều căn bản để giúp mọi người có thể hoàn thiện khản năng Anh Ngữ của mình.
1- Học tập qua từng ngày, mỗi ngày chỉ cần 10 phút. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cứ cách 3 ngày học 30 phút từ mới thì hiệu quả sẽ không bằng cách mỗi ngày chúng ta học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xung quanh cuộc sống xâm nhập, khi học mà không bị tác động của tin tức hỗn hợp bên ngoài thì rất dễ giúp chúng ta tiếp thu, tương tự như vậy, trước khi ngủ thì hiệu quả cũng tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.

Nếu như thường xuyên sử dụng một phương pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoại, xem băng hình… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh.

Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ ngẫu nhiên.

Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức và nâng cao khả năng phản ứng nhanh, để khi phát hiện những lỗi thì lập tức bổ sung ngay.

5- Cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được từ thầy cô giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoại hay tham gia các CLB Tiếng Anh.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

8- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên “vơ đũa cả nắm“, nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công…

NHỮNG BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ HỌC TIẾNG ANH


Muốn học giỏi một ngôn ngữ nào đó thì bạn cần phải học tất cả các kỹ năng như: Nghe, Nói, Đọc, Viết và nắm được các khía cạnh cần thiết như từ vựng, ngữ pháp, phát âm…, và tiếng Anh cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu bạn thực sự muốn học tốt tiếng Anh, tất nhiên bạn có thể làm được, quan trọng là học tập nghiêm túc và nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Những bí quyết sau có thể giúp bạn học tiếng Anh dễ dàng hơn.


Để có thể sử dụng tiếng Anh tốt, bạn phải nắm chắc kỹ năng đọc. Hãy luôn mang theo một cuốn từ điển bên mình để bạn có thể tra cứu từ mới. Sau đó hãy viết những từ đó ra một cuốn sổ tay và sử dụng trong các cuộc hội thoại. Khi sử dụng thường xuyên, bạn sẽ thấy việc học từ vựng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Sách, báo, tạp chí là những công cụ hữu ích giúp bạn học tốt tiếng Anh. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể đọc những cuốn sách dành cho trẻ em, bởi từ vựng khá đơn giản nên bạn có thể hiểu và áp dụng dễ dàng, đồng thời chúng giúp bạn có thể nói tiếng Anh nhanh hơn. Nếu tiếng Anh của bạn đang ở trình độ nâng cao, bạn có thể thử đọc tạp chí hoặc báo in. Tiếng Anh trong nguồn này thường khó hơn, với đa dạng các chủ đề và mang tính thử thách hơn.

Khi mới bắt đầu đọc, đừng cố gắng hiểu tất cả các từ vựng bạn gặp. Thay vào đó, bạn chỉ nên cố gắng nắm ý tổng quát của bài đọc, những từ vựng khác trong câu sẽ giúp bạn hiểu được điều đó. Nếu lần đầu không hiểu thì bạn có thể đọc lại lần nữa và tra cứu nghĩa trong từ điển

Viết là kỹ năng quan trọng giúp bạn học tốt tiếng Anh. Khi viết, bạn có thể luyện tiếng cũng hiệu quả như khi đọc, bởi bằng hoạt động viết bạn sẽ càng hiểu được ngôn ngữ hơn. Để luyện tập tốt nhất, hãy viết tiếng Anh hàng ngày như viết thư cho bạn bè hoặc chỉ là những lời nhắn đơn giản. Bạn có thể viết nhật ký bằng tiếng Anh về những việc xảy ra trong ngày. Bắt đâu bằng những câu đơn giản sau đó có thể viết câu dài hơn và phức tạp hơn khi tiếng Anh của bạn khá hơn.

Một trong những cách tốt nhất để học tiếng Anh hiệu quả là nói. Nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt, cho dù lúc ban đầu bạn có thể cảm thấy ngượng ngịu. Ban đầu, bạn hãy nghe những đoạn hội thoại mẫu trong các tình huống hàng ngày sau đó tiến hành luyện tập, nhắc lại. khi luyện tập, tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện

Nếu môi trường xung quanh bạn đều dùng tiếng Anh thì bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tiếng Anh. Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu học cách nghĩ bằng tiếng Anh, và dần dần cải thiện kỹ năng nói và các kỹ năng ngôn ngữ khác. Nếu không, hãy tự tạo ra môi trường nói tiếng Anh cho mình bằng cách thực hành nói với bạn cùng phòng, đồng nghiệp ở cơ quan, hoặc tham gia một lớp học tiếng Anh giao tiếp …

Nghe hiểu tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng và khó nắm vững. Để hiểu được, bạn cần học nghe hội thoại tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Bạn có thể nghe các chương trình tiếng Anh trên đài, ti vi hoặc trên mạng Internet. Có một số kênh bạn có thể tham khảo như BBC, VOA hay CNN. Ban đầu bạn có thể cảm thấy choán ngợp và nản lòng khi không nghe được nhiều. Nhưng càng nghe nhiều thì khả năng hiểu của bạn càng tăng lên. Cũng đừng cố gắng để dịch sang tiếng mẹ đẻ trong khi nghe. Thay vào đó, bạn chỉ nghe, nghĩ và hiểu bằng tiếng Anh, bởi việc dịch sẽ trở thành một rào cản cho bạn về sau này.

Cuối cùng, hãy tham gia một lớp học tiếng Anh giao tiếp hoặc một CLB nào đó để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình cũng như tạo môi trường luyện tiếng cho riêng mình. Nếu không có thời gian nhiều, bạn có thể tham khảo hình thức học trực tuyến Elearning để có thể học mọi nơi, mọi lúc và thích hợp với mọi trình độ.

GIÚP CON HỌC GIỎI TIẾNG ANH


Ngày nay hầu như bậc cha mẹ nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nên việc muốn con học giỏi ngoại ngữ ngay từ nhỏ là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên ở thời điểm này, cha mẹ nên chọn tiêu chí “học mà chơi, chơi mà học” thay vì ép buộc các bé. Sau đây là một vài gợi ý để giúp bé yêu làm quen và học ngoại ngữ dễ dàng hơn:

Đối với các bé chưa đến tuổi đến trường
Gợi ý 1: Dạy bé học tiếng anh qua những hoạt động thường ngày

- Bạn là người gần gũi nhất với bé và chăm sóc bé hằng ngày, vậy tại sao không tận dụng những giây phút bên bé để dạy bé những từ tiếng anh thông dụng như: đi ngủ, tắm, gội đầu, rửa mặt, đánh răng, xem ti vi….khi có thời gian cho con đi mua sắm trong siêu thị, đi chơi ở vườn bách thú….bạn có thể vừa chỉ cho con những thứ xung quanh vừa nói: “Quả táo thì đọc là Apple này. Con hãy đọc theo mẹ nhé…”

Gợi ý 2: Dạy con qua truyện tranh song ngữ

- Bạn có thể mua một cuốn truyện tranh song ngữ và đọc cho bé nghe bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt nhiều lần. Có thể bước đầu bé sẽ thấy khó nhưng dần dần khi nhớ được câu chuyện, bạn sẽ đố bé tường thuật lại nội dung câu chuyện bằng tiếng Anh khi bạn kể phần tiếng Việt. Nếu bé thuộc thuộc lòng những đoạn bằng tiếng Anh, bạn có thể khen ngợi và tặng bé một món quà nhỏ để khích lệ. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng.

Gợi ý 3: Sử dụng CD, VCD

- Bạn có thể mua CD, DVD ca nhạc, hoạt hình hay quảng cáo bằng tiếng Anh phù hợp với độ tuổi của bé. Bạn nên bật đĩa cho bé nghe hàng ngày nhưng bạn cũng nên giới hạn để bé không ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay máy vi tính.

Gợi ý 4: Cùng con học tiếng Anh

- Bạn hãy tham gia và đóng vai một người bạn để cùng bé học. Ví dụ: Bạn có thể đưa ra một đồ vật và cùng bé đoán tên đồ vật đó bằng tiếng Anh. Và đừng quên chuẩn bị một món quà nhỏ để xem ai đoán được đúng bằng tiếng Anh sẽ được tặng thưởng nhé. Gợi ý này chắc chắn sẽ giúp bé rất hào hứng vì nó kích thích tính ghanh đua và suy đoán của bé. Ngoài ra, bạn có thể chọn những bài hát tiếng Anh vui nhộn và bắt nhịp để các bé cùng hát theo những lúc bạn và bé giải lao.

Đối với các bé đã học chữ

Gợi ý 1: Dạy con học đếm

- Bạn đánh các con vào các tấm bì cứng có các màu sắc sinh động khác nhau, sau đó bạn chỉ tay vào một số bất kỳ và gợi ý để bé nhắc lại bằng một từ tiếng Anh tương ứng. Ví dụ: Bạn lấy tấm bìa có đánh số 2 và hỏi bé “đố con biết số nào giống hình con ngỗng?” và khi bé trả lời là số 2 bạn có thể hỏi bé “Thế số 2 tiếng Anh đọc là gì con nhỉ?”

Gợi ý 2: Dạy con học làm quen với bảng chữ cái

- Với mỗi chữ cái, bạn nên phát âm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt cho bé nghe.
Ví dụ: Bạn phát âm chữ cái A cùng với /ei/, chữ cái B cùng với /bi:

Gợi ý 3: Dạy bé học với đồ chơi

- Bạn có thể dạy bé học tiếng Anh với những thứ bé rất ưa thích như đồ chơi. Bạn có thể gọi tên các đồ chơi bé yêu thích bằng tiếng Anh sau đó, bạn gợi ý để bé tiếp tục tìm những đồ vật khác bắt đầu bằng cùng một chữ cái; chẳng hạn, “búp bê” tiếng Anh là “doll”, bé sẽ tìm các từ khác bắt đầu bằng chữ cái “D” như “dog” (Con chó), “donkey” (con lừa)…

Gợi ý 4: Dạy bé với tranh vẽ

- Phần lớn các bé đều thích vẽ tranh về các con vật. Vì vậy bạn có thể cho bé nhận diện các bộ phận trên cơ thể một con vật theo cách: Bạn viết chữ cái “N”, “M” bé sẽ tự hoàn thiện những đáp án tương ứng như “nose” (mũi), “mouth” (mồm)…

Lưu ý: Bạn cũng đừng quên thường xuyên lặp lại và ôn lại với bé nhiều lần những từ hoặc những cụm từ mà bé đã được học trước khi dạy bé những cái mới nhé. Cho bé tiếp xúc và ôn lại nhiều lần sẽ giúp bé không quên những gì đã học.

THỬ HỌC TỪ VỰNG VỚI MỘT PHƯƠNG PHÁP MỚI


Việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một việc không dễ dàng gì. Nếu bạn đã áp dụng tất cả các phương pháp mà vẫn không thấy tiến bộ thì hãy thử một cách học đơn giản mà vô cùng hiệu quả dưới đây nhé: Học từ vựng bằng kĩ thuật tách ghép từ.


Mời các bạn cùng đến với ví dụ sau đây:

Ví dụ: Brusque (adj): lỗ mãng, cộc cằn.

Đây là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm gặp. Bạn sẽ làm thế nào để nhớ từ này nếu chỉ có cơ hội gặp nó một lần trong cuộc sống? Chúng ta hãy dùng kĩ thuật tách ghép từ để giải quyết vấn đề này nhé.


Trước tiên bạn hãy tách BRUSQUE ra thành BRUS và QUE. Tiếp đó, từ BRUS bạn hãy liên tưởng ra một từ nào đó dễ nhớ và gần với nó nhất ví dụ như BRUSH (bút vẽ) và tương tự QUE ta có thể liên tưởng thành QUEEN (nữ hoàng). Như bạn thấy, những từ như BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng) là những từ vô cùng đơn giản với những người đã học tiếng Anh.

Bây giờ bạn hãy tưởng tượng tại vương quốc của những cây bút vẽ, có một nữ hoàng ngự trị. Bà ta là một kẻ rất thô lỗ cộc cằn (Brusque) – nghĩa của từ bạn đang cần nhớ. Bạn có thể đặt một ví dụ đơn giản để minh họa cho những liên tưởng này.

----> The BRUSH QUEEN is very BRUSQUE
Nghe có vẻ rất hài hước và máy móc nhưng bạn đừng vội cười vì


đây là một cách học đầy sáng tạo và thú vị. Hãy thử đi! Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú với những hiệu quả mình sẽ đạt được trong một thời gian ngắn áp dụng.

Để học theo phương pháp này, bạn nên để cho trí tưởng tượng của mình thỏa sức phát triển. Hãy hình dung hình ảnh trong câu văn vừa rồi thành những gì sinh động nhất, thú vị nhất bạn tưởng tượng được ra trong đầu. Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao nhiêu, bạn càng nhớ từ lâu bấy nhiêu.

Điểm mấu chốt của “kỹ thuật tách ghép từ” là nó dựa trên những từ gốc của từ người học đang nghiên cứu, sau đó biến đổi một cách cố ý để giúp người học lần sau gặp lại có thể dựa trên các đầu mối để nhớ ra từ. Các bạn có bao giờ thốt lên “Ồ mình đã gặp từ này một vài lần rồi nhưng không nhớ được nghĩa là gì?” ? Rõ ràng chúng ta có ý thức đã gặp từ tiếng Anh này rồi, nhưng những manh mối của họ quá nhạt nhòa nên chỉ dừng ở cảm giác chứ không thể nhớ ra chính xác nghĩa của từ đó là gì. Sau khi dùng kỹ thuật tách ghép từ, mỗi khi nhìn vào một từ nào đã từng học, những từ ngữ bị tách lập tức sẽ biến thành manh mối dẫn người học tới nghĩa chính xác của từ. Để giúp các bạn hiểu hơn về kĩ thuật này, mời các bạn cùng thực hành thêm một số ví dụ sau đây:

+ AUGUR(v) tiên đoán - Hãy nghĩ tới AUGUST (Tháng 8)

Tưởng tượng: Một vị pháp sư có khả năng AUGUR (tiên đoán) những gì xảy ra trong AUGUST (tháng 8)

+ BERATE (v) nghiêm trách, trừng trị - Hãy nghĩ tới BE-A-RAT (một con chuột)

Tưởng tượng: Một cậu bé vì quá nghịch ngợm nên đã bị bà tiên trừng phạt, bà tiên BERATE (trừng phạt) cậu bằng cách MAKE HIM BE A RAT (biến cậu thành một con chuột)

Nghe bằng tai


Khi đọc tiêu đề bài này, không ít người có ý nghĩ rằng “Chả nghe bằng tai thì bằng gì, điều đương nhiên thế còn gì để bàn luận nữa?” Ấy thế nhưng tôi dám đảm bảo rằng không phải ai cũng biết ngay bằng... tai theo đúng nghĩa đâu. Bài này tiếp tục giới thiệu những chia sẻ quý báu của cố nhà giáo Duy Nhiên về kĩ năng nghe tiếng Anh.


Tôi có một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống. Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.

Những phân tích sau đây là để thuyết phục các bạn đi vào tiến trình tự nhiên - và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược - và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. Các bạn đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích học thuật này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm.

Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘hat’ tiếng Anh được đọc là h(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.

Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam - chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.

Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: /ə-me-ri-kə/, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) - và những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng được (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rə-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!

Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả. Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe:in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in-tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i) (ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang 'tris'!

Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau - khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai-(ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai-(ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc 'fai' thôi thì không ai hiểu cả.

Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).

Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep vàship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trongship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.


Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!




Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1)

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.

Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bởi vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như vậy, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Do đó, ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với các bạn rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!

Cách phát âm của các nguyên âm

  • Hầu hết các chữ được viết là i (win) có phát âm là /i/, đôi khi y cũng được phát âm như trên (Trừ trường hợp sau i có r – sau r không phải là một nguyên âm).
  • Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /ə/: teacher, owner...
  • Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài) khi đứng sau /j/ (June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k: book, look, cook...
  • Các chữ cái được phát âm là /ɜ:/ thuộc các trường hợp sau: ir (bird), er (her), ur (hurt). Ngoài ra còn có các trường hợp ngoại lệ or (word), ear (heard)
  • Các chữ cái được phát âm là /ɔ:/ thuộc các trường hợp sau: or (form, norm). Các trường hợp ngoại lệ khác: a (call), ar (war), au (cause), aw (saw), al (walk), augh (taught), ough (thought), four (four).
  • Các chữ cái được viết là oy, oi sẽ được phát âm là /ɔɪ/. Ví dụ: boy, coin...
  • Các chữ cái được viết là ow, ou thường được phát âm là /əʊ/ hay /aʊ/, tuy nhiên chúng cũng còn có nhiều biến thể phát âm khác nữa.
Samples: 
Chọn từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại1. A. heat B. seat C. great D. meat

2. A. book B. floor C. cook D. hook
3. A. circle B. brick C. fit D. fish
4. A. table B. lady C. captain D. labour
5. A. loudly B. without C. thousand D. thought
6. A. size B. grey C. life D.eye
7. A. so B. show C.who D. though
8. A. name B. flame C. man D. fame
9. A. earn B. third C. where D. dirty
10. A. bed B. get C. decide D. setting 

Đáp án bài thi mẫu trong bài học Cấu tạo từ
1. Key: C
Hint: Từ cần điền là một danh từ (sau giới từ of) nên dependence và independence đều thỏa mãn yêu cầu. Bây giờ ta xét ý nghĩa của 2 từ dependence – sự phụ thuộc, independence – sự độc lập thì hiển nhiên đáp án là independence. “Cuộc kháng chiến giành độc lập của Mỹ thắng lợi năm 1776
2. Key: B
Hint: Cả 4 phương án đều là danh từ được cấu tạo từ động từ break. Breakdown nói về sự hỏng hóc của máy móc, breakthrough là những phát kiến khoa học mới, breakup là sự đổ vỡ (trong gia đình), breakaway là sự chia ly, rời xa. Đáp án của câu chỉ có thể là breakthrough.
3. Key: C
Hint: Bổ nghĩa cho danh từ way là một tính từ nên economy và economically bị loại. Economic với nghĩa là “thuộc về kinh tế/mang tính chất kinh tế” còn economical lại nghĩa là “tiết kiệm”. Xét nghĩa của câu thì economical là phù hợp hơn cả. “Đốt than là một cách sưởi ấm cho ngôi nhà rất tiết kiệm
4. Key: D
Hint: Từ few mang ý nghĩa phủ định chỉ một điều gì đó còn tồn tại rất ít từ đó ta suy ra được tính từ trong câu phải mang ý nghĩa phủ định - unexplored chính là đáp án của câu. (Nhận biết từ trái nghĩa qua tiền tố un).
5. Key: C
Hint: Từ hate (ghét bỏ) mang hàm nghĩa phủ định do đó danh từ (sau his) cũng phải mang ý nghĩa phủ định. Đáp án của câu là unreliability.
6. Key: D
Hint: Nghĩa của câu trên được dịch ra như sau: “Cảnh sát đang rất quan tâm đến sự biến mấtđột ngột của bức tranh giá trị đó”. Danh từ của động từ appear (xuất hiện) phải mang nghĩa ngược lại – disappearance là đáp án của câu. (Appear chỉ kết hợp được với tiền tố dis-).
7. Key: C
Hint: Từ điền vào ô trống là danh từ chỉ người dạng số nhiều – competitors là đáp án của câu.
8. Key: C
Hint: Các tổ hợp từ đều là dạng kết hợp của look – lookup (sự tra cứu), look-in (cái nhìn thoáng qua), outlook (viễn cảnh/ triển vọng trong tương lai), lookout không tồn tại dạng danh từ mà chỉ có cụm động từ to look out. Rõ ràng câu trên đề cập đến viễn cảnh trong tương lai nên đáp án sẽ là outlook.
9. Key: D
Hint: Bổ nghĩa cho động từ behave phải là một trạng từ tuy nhiên tell sb off có nghĩa là “rầy la, kể tội” thì trạng từ bổ trợ cho behave (nguyên nhân dẫn đến việc tell off) phải mang nghĩa phủ định – irresponsibly là đáp án của câu.
10. Key: D
Hint: Sau all là một danh từ số nhiều. Thông thường chúng ta nhận biết danh từ số nhiều bằng đuôi s tuy nhiên một số danh từ chỉ môn học (economics, politics...) có đuôi s nhưng không phải danh từ số nhiều. Đáp án của câu là politicians – chính trị gia.

Dạy con biết sống tình cảm hơn

Các cụ xưa đã có câu: “Dạy con từ thủa còn thơ”. Vì thế, việc dạy con thành người sống tình cảm, biết thương yêu người khác phải bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ.
 
Trẻ được cha mẹ giáo dục về nhân cách, về lối sống thường hoà đồng, biết quan tâm và yêu thương mọi người. Tâm lý trẻ nhỏ rất thích được động viên, khen thưởng nên sẽ vận dụng triệt để những gì học được từ bố mẹ và những người xung quanh vào thực tế.
Bữa trước, mẹ ốm phải nghỉ làm. Chiều tan học về, thấy mẹ nằm ở giường, con chạy lại hỏi dồn: “Mẹ ơi, mẹ bị ốm à?”, “Để Tú sờ trán mẹ xem nhé.” Nói là làm, con lấy tay sờ trán mẹ rồi “chẩn đoán” luôn: “Trán mẹ nóng quá, mẹ bị sốt rồi”. Tiếp đến, con chạy ra tủ lạnh lấy miếng cao dán (loại mẹ vẫn dùng cho con mỗi khi bị sốt) rồi liến thoắng: “Để con dán cao cho mẹ nhé”... Mẹ đang mệt nhưng lúc đó mẹ vui lắm vì con gái mới hơn hai tuổi đã biết quan tâm, lo lắng cho mẹ.

Hàng ngày, ngoài giờ đi lớp thì cha mẹ là người gần gũi với con nhất. Cha mẹ tận dụng thời gian quý báu này để chơi cùng con, trò chuyện thân mật với con. Đôi khi chỉ là những câu hỏi thường ngày như: “Hôm nay con đi học có vui không?” hay “Mẹ con mình cùng chơi trò này nhé”. Thấy được quan tâm, được yêu thương, con cũng tự học cách quan tâm đến mọi người xung quanh.

Có lần hai mẹ con đi siêu thị mua đồ. Con cứ hướng mẹ về phía hàng quần áo. Lựa chọn một hồi cũng mua được cái áo ấm cho con. Qua chỗ bán găng tất, giọng con vẫn còn ngọng nghịu: “Mẹ ơi, mẹ mua tất cho đố (bố) đi. Tất của bố bị tủng (thủng) rồi”.

Mẹ nghe xong tự nhiên thấy mình vô tâm quá. Vụ đó mẹ quyết thoáng mua cho bố mấy đôi liền. Con vui ra mặt, về nhà cứ giở ra ngắm nghía. Đến khi bố về, con chạy sà vào lòng bố khoe: “Tú mua tất cho đố đấy.” Mùa đông này bố cảm thấy thật ấm áp vì con gái đã biết để ý, chăm sóc bố từ những cái nhỏ nhất.

Nhiều lúc bố mẹ cũng tranh thủ thời gian bữa tối (khi cả nhà quây quần bên nhau) để dạy con trước khi ăn phải mời người lớn, phải chờ đến khi đông đủ mọi người mới được ăn (điều này rất khó áp dụng nhưng nhà mình làm được vì bé đã ăn bữa tối sơ cua ở lớp rồi).

Trong bữa cơm thì bố mẹ thường gắp đồ ngon cho con. Con thấy vậy cũng bắt chước làm theo. Những bài học đơn giản ấy con tỏ ra rất thích thú, và mỗi khi nhà có khách đều được con đem ra thể hiện.

Chủ nhật, bà nội lên chơi nhưng bố lại đi công tác nên hai mẹ con qua nhà bà ngoại. Đến bữa cơm, bà nội ngại ông bà thông gia nên không chịu gắp thức ăn. Thấy vậy, con liền giục bà: “Bà nội ơi, bà gắp chả nóng ăn đi”, rồi “Bà nội ơi, ớt cay đấy, bà đừng ăn vào.” Nghe cháu gái cứ ríu ra ríu rít cũng đủ làm bà ấm lòng.

Không dùng roi vẫn có thể dạy con ngoan

Hãy lắng nghe và cùng làm bạn với trẻ thay vì dùng vũ lực, bạn sẽ thấy rằng trẻ không bướng bỉnh và khó bảo như bạn nghĩ.

1. Hiểu con hơn
Hiểu con hơn chính là một trong những phương pháp giáo dục trẻ vô cùng hiệu quả. Cha mẹ không những phải nắm được các hoạt động của con khi ở nhà mà còn phải thường xuyên trao đổi với các thầy cô của trẻ ở trường lớp hay bảo mẫu để biết trẻ có những dấu hiệu hay thay đổi gì.
Tuy nhiên, việc hiểu con bằng cách nắm bắt các hoạt động cả về tâm lý lẫn thể chất của con khác với việc cha mẹ kiểm soát con quá chặt, dẫn đến hiện tượng con cảm thấy bí bách, tù túng và có tâm lý phản kháng.

2. Nhận thức giáo dục
Cùng với sự phát triển của xã hội, phương pháp giáo dục trẻ cũng cần phải có những thay đổi để phù hợp hơn.
Trước kia, người lớn thường dạy trẻ theo phương pháp truyền thống và sử dụng roi vọt như là hình phạt khi trẻ không vâng lời. Còn bây giờ, cha mẹ nên tìm hiểu xem vì sao con không nghe lời và từ đó giúp trẻ cởi mở hơn, tâm sự với cha mẹ nhiều hơn.
3. Kiên nhẫn lắng nghe con
 Việc quát mắng hay dùng đòn roi sẽ chỉ khiến trẻ thêm chai lì và có tâm lý xa lánh bố mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho biết, có rất nhiều trường hợp con sa chân vào con đường hư hỏng là do xuất phát từ cách giáo dục quá nghiêm khắc và phải hứng chịu vũ lực ngay từ khi còn bé.

Vì vậy, thay vì đánh mắng trẻ, người lớn phải học cách kiên nhẫn, lắng nghe con nói và giúp con cởi bỏ áp lực, thoát khỏi tâm lý trầm cảm và không còn những cảm xúc tiêu cực.

4. Tôn trọng trẻ
Nhiều cha mẹ thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội của cháu chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Trẻ sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.
Người lớn nên dành cho trẻ sự tôn trọng, như thế trẻ sẽ cảm thấy mình không bị lạc lõng, không cô đơn. Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ rất thương yêu mình và sẽ ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn.

5. Nói đạo lý với trẻ
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên kể cho trẻ nghe những câu chuyện về đạo lý trong cuộc sống, có thể dùng cách cùng trẻ nói chuyện và lắng nghe sự chia sẻ, quan điểm riêng của cá nhân bé.

6. Cho trẻ trải nghiệm thực tế
Để cho trẻ thấy những tấm gương trong thực tế về việc nghe lời và không nghe lời cha mẹ. Khi nhìn thấy những sự việc trong thực tế, trẻ sẽ có nhận thức và biết mình phải làm gì.

7. “Thỏa hiệp” với trẻ
Người lớn không nên ép trẻ phải nghe và làm theo những yêu cầu của mình. Hãy để trẻ thực hiện những điều trẻ muốn trong phạm vi cho phép.
Hãy “thỏa hiệp” với trẻ, tránh dùng câu từ chối tuyệt đối. Ví dụ, khi trẻ muốn xem bộ phim nào đó, thay vì nói rằng “Con không được xem”, bạn hãy nói rằng “Con sẽ được xem phim khi con làm xong bài tập”.
Khi nghe nói như vậy, trẻ sẽ thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng.

8. Không nên dạy con lúc giận dữ
Khi tinh thần không được thoải mái hoặc đang tức giận, người lớn không nên trút hết lên đầu trẻ, tốt nhất hãy tránh “tranh thủ” lúc đang cáu mà mượn trẻ làm nơi để mình cởi bỏ cảm giác bực bội.

9. Chân thành với trẻ
Hãy chân thành với những mong muốn, kỳ vọng hay sự chia sẻ của trẻ. Bạn đừng bao giờ mang những mơ ước của trẻ ra làm trò đùa hoặc cười nhạo, như vậy trẻ sẽ bị tổn thương.

2 kỹ năng cần thiết cho trẻ


Khi đứa con 2 tuổi của bạn vật lộn để tự mang giầy tất hoặc tự dùng thìa một cách cẩn thận để không rớt đồ ăn ra thảm, bạn rất tự hào: bé đang học cách tự lo cho mình. Nhưng trẻ còn cần nhiều hơn là chỉ biết tự chăm sóc bản thân để cơ thể vừa hạnh phúc vừa thành công trong cuộc sống.

1. Dạy bé biết cách... thất bại

Không ông bố, bà mẹ nào muốn con mình thất bại trong bất cứ một cuộc chơi nào. Nhưng học cách thất bại khi cố gắng làm việc gì đó lại chính là 1 kỹ năng quan trọng để hạnh phúc.

Khi con bạn còn rất nhỏ, lúc trẻ biết chơi những trò đầu tiên cùng với người khác, chúng cần trải nghiệm cảm giác thua. Bạn có thể làm mẫu là một kẻ thất bại vô tư và hào hứng nhiều lần. Hãy nói những điều như: “Ôi, con lại thắng mẹ rồi. Vui quá. Chúng ta chơi lại nào!”. Theo giáo sư tâm lý học Erika Rich, Trung tâm nghiên cứu và phát triển kỹ năng trẻ em Mỹ, mẹo nhỏ của bài học này là hãy để những bé còn rất nhỏ, chưa đi học được thắng nhiều hơn và giảm dần khi chúng lớn lên và đi học. Và khi thắng bé, bạn hãy nói: “Lần này mẹ thắng rồi nhưng con đã cố gắng hết sức”. Nếu bé thất vọng quá mức thì hãy nói rằng không ai thích thua cả nhưng thua là một phần của trò chơi. Người duy nhất thực sự thua là người không có một chút nỗ lực nào.

Lúc con lớn hơn: Vào khoảng 8 tuổi, hầu hết những đứa trẻ đều vượt qua sự thất bại dễ dàng hơn. Một lý do cơ bản mà trẻ vẫn không vượt qua được sự thất bại là: Giống như nhiều người lớn, những đứa trẻ ở tuổi đi học cũng có thể quá tập trung vào kết quả từ quá trình (như được chọn làm lớp trưởng, đứng đầu đội bóng hay đạt điểm số cao nhất…) mà không nhận ra những điều quan trọng có được trong suốt quá trình đó. Bài học bạn cần dạy con lúc này là giúp con dời mắt khỏi những phần thưởng mà ai cũng mong muốn để nhận ra “phần thưởng” khác như “Không thắng nhưng con có vui khi chơi ngoài đó với các bạn không?”. Bạn phải giúp bé hiểu rằng “không thắng không có nghĩa là chẳng có niềm vui nào cả”.


2. Biết đòi hỏi quyền lợi

Bạn có thể tự hào vì con thực sự là một đứa trẻ ngoan, bé luôn làm những gì mà cha mẹ cho phép. Những điều đó vẫn chưa đủ. Một đứa trẻ cần biết nói lên những nguyện vọng và quyền lợi, đồng thời phải biết nói lên những điều đó một cách tôn trọng và hiệu quả. Một cô bé, cậu bé có thể nêu ra những lí do thuyết phục về nguyên nhân bé cần một món đồ thay vì đòi hỏi bằng sự gào thét lớn lên và sẽ thành một người được người khác tôn trọng; một người muốn đàm phán, biết cách đàm phán và nhượng bộ.

Khi con bạn còn nhỏ: Cần dạy cho trẻ cách đòi hỏi một cách dễ chịu. Bắt đầu từ 2 tuổi, trẻ đã biết gào thét, giận dỗi, thậm chí ra yêu sách. Trẻ 2 tuổi không giỏi kiểm soát cảm xúc và không nhiều khả năng biết nói lên mong muốn của mình với thái độ lịch sự. Nếu con không bao giờ nói về mong muốn thực sự của mình mà chỉ làm theo lựa chọn của cha mẹ, hãy tích cực đòi hỏi con về điều mà bé muốn, tôn trọng sự lựa chọn phù hợp và mong muốn của trẻ. Với những yêu cầu mà bé nói ra một cách dễ chịu, hãy nói “ừ” khi nào có thể. Nhưng hãy từ chối và dạy con cách diễn đạt mong muốn một cách từ tốn nếu như bé ngào khóc.

Lúc con lớn hơn: Câu nói kiểu “Mẹ có ý này…” là cách dạy con đàm phán, thuyết phục người đối thoại. Bé biết cách lựa lời lẽ phù hợp để nói ra suy nghĩ mà không chướng tai. Một vài đứa trẻ rất sợ hỏi cha mẹ, thầy cô mà không bao giờ biết rằng chúng được chào đón làm như vậy. Vì thế, hãy tránh kiểu bề trên và ép mọi thứ phải theo ý bạn. Hãy nói: “Mẹ thấy hoàn toàn không được khi bỏ kế hoạch đến nhà ông bà để đưa con đi xem phim thay vì “Không, con dừng ngay cái kiểu vòi vĩnh ấy đi”. Lời ra lệnh sẽ không khuyến khích bé đưa ra những yêu cầu theo cách thức phù hợp.